Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối các mẹ phải biết

  Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối mà các mẹ phải biết là gì? Bởi không phải cánh sản phụ nào cũng có thể biết hết tất tần tật những điều cần lưu ý khi bước vào giai đoạn mang thai. Chính vì điều đó, nhằm giải thích cụ thể hơn, xin mời quý độc giả hãy vui lòng tham khảo các thông tin bổ ích được cập nhật tại bài viết dưới đây.

Sự thay đổi của cơ thể bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

  Cảm thấy khó thở:

  Khi bào thai ở cánh chị em dần phát triển đến kích thước to, cơ hoành sẽ dần bị đẩy lên vị trí cao hơn bình thường. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi quá trình hít thở đó đôi phần bị chèn ép ở mẹ bầu. Cánh chị em cần có một nhịp thở nhanh hơn và nhiều hơn so với người chưa mang thai, nhằm lấy thêm dưỡng khí cho bào thai, từ đó mà cánh mẹ bầu sẽ cảm nhận được sử khó thở ở bản thân.

  Đau lưng dai dẳng

  Trong ba tháng cuối thai kỳ,cánh chị em sản phụ sẽ dần cảm thấy đau lưng dai dẳng hơn, sở dĩ như thế là do trọng lượng thai nhi tăng lên và gây áp lực đến cơ thể cánh chị em, khiến việc di chuyển cũng trở nên chậm chạp hơn bao giờ hết. Chính vì điều đó, chúng ta sẽ dễ dàng thấy cảnh mẹ bầu hay ngữa lưng ra phía sau nhằm có thể cân bằng trọng tâm cơ thể.

Sự thay đổi cơ thể bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Sự thay đổi cơ thể bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

  Táo bón và ợ nóng

  Khi bào thai đã phát triển to lúc chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ, phần dạ dày, đại tràng sẽ bị chèn ép, điều này dẫn đến sự co bóp và hấp thu dưỡng chất ở dạ dày và đoạn động của ruột dần chậm lại. Với những sự thay đổi đó đã làm cho việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chị em bị chậm lại. Gây nên sự khó tiêu, táo bón hoặc ợ nóng khi mang thai.

  Tần suất đi tiểu tăng lên

  Tử cung của cánh sản phụ sẽ dần nở ra khi bào thai đạt kích thước to và nhất là trong giai đoạn thai 3 tháng cuối, điều đó sẽ gây nên sự chèn ép ở bàng quang, làm cho sức chứa của khu vực bàng quang bị giảm đi dẫn đến mẹ bầu hay có cảm giác mắc tiểu thường xuyên.

  Dễ gặp phải chuột rút

  Tử cung dần phát triển và có sự thay đổi, giãn rộng nhằm chỗ cho bào thai. Từ đó, các cơ và phần dây chằng sẽ đều bị kéo căng gây đau nhức và dẫn đến chuột rút. Một số trường hợp khác thì tử cung không nằm khớp với vùng xương chậu. vì vậy khi tử cung mở rộng sẽ gây chèn ép đến dây thần kinh và động mạch máu, dẫn đến chuột rút. Ngoài ra, một chế độ ăn uống không đầy đủ chất ở cánh mẹ bầu sẽ gây nên hiện trạng rối loạn điện giải và căng cơ, tăng nguy cơ chuột rút ở mẹ bầu.

  Xất hiện cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks)

  Cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks) còn được gọi là gò chuyển dạ giả. Hiện tượng gò Braxton-Hicks là điều mà cánh sản phụ rất dễ nhận biết vào các tuần cuối thai kỳ. Những cơn gò này được xem như các buổi “thử nghiệm” của cơ thể, nhằm giúp tử cung luyện tập cho “lâm bồn” và rèn luyện sức chịu đựng của cánh mẹ bầu.

Chi tiết lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ

  + Khám thai từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 32

  Tuần thai thứ 28 đến tuần thai thứ 32: Thăm khám và kiểm tra thai từ 1 đến 2 lần.

  Đo đạt về chiều cao của tử cung, nghe tim thai và đo vòng bụng.

  Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai.

  Tiêm vaccine ngừa bệnh uốn ván (mũi thứ 2 tiêm cách ngày sanh tầm 1 tháng).

  + Khám thai từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 36

  Tuần thứ 32 đến tuần thứ 36: Khám 2 lần trong tuần.

  Đo đạt về chiều cao của tử cung, nghe tim thai và đo vòng bụng.

  Kiểm tra cổ tử cung nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sinh non.

  Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai.

  Xét nghiệm Non-stress Test (tùy trường hợp).

  + Khám thai từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 39

  Tuần thứ 36 đến tuần thứ 39: Thăm khám và kiểm tra thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.

  Đo đạt về chiều cao của tử cung, nghe tim thai và đo vòng bụng.

  Kiểm tra cổ tử cung nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sinh non

  Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai.

  Xét nghiệm Non-stress Test.

  + Sau tuần thứ 39

  Sau tuần thứ 39: Thăm khám và kiểm tra thai đều đặn mỗi tuần 1 lần.

  Trình tự thăm khám và kiểm tra thai, cùng với các xét nghiệm tương tự như từ tuần thứ thai 36 đến tuần thai thứ 39. Ngoài ra, cần bổ sung việc tiến hành chụp X-quang khung chậu và siêu âm bản màu.

  Lưu ý: Cánh mẹ bầu cần ghi nhớ rõ về lịch khám thai cùng với bác sĩ nhằm được tư vấn cụ thể hơn trong sự nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ trong thời gian cuối thai kỳ, giúp cánh chị em có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện “lâm bồn” sắp tới.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

  – Cánh chị em cần bổ sung đầy đủ lượng nước vào cơ thể nhằm cung cấp đủ nước ối cho bé. Hạn chế ăn mặn nhằm tránh tình trạnh phù nề do sự tích trữ nước.

  –Thường xuyên nghỉ ngơi và có những giấc ngủ ngắn, thường xuyên nằm nghiêng bên trái để cung cấp đầy đủ lượng máu truyền đến bào thai.

  – Khi ngồi, sản phụ nên tựa lưng vào một điểm tựa nhất định như thành ghế hoặc vách tường. Sau mỗi giờ ngồi thì hãy đứng lên đi loanh quanh 1 vòng nhỏ giúp máu lưu thông đều và tránh bị bệnh trĩ trong thai kỳ

  – Tránh những tư thế như cúi thấp người, với tay, nhón chân, tránh việc “rặn” mỗi khi bị táo bón,… Bởi những hành động này dễ dẫn đến nguy cơ sanh non.

  – Cần ăn chín uống sôi, bởi mắc phải tình trạng tiêu chảy sẽ là điều không nên trong quá trình mạng thai vì cơ thể cánh chị em sẽ mất nước, làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến bào thai trong bụng mẹ.

Những dấu hiệu bất thường khi chăm bà bầu 3 tháng cuối cần khám ngay

  Sa bụng bầu (vị trí bụng bị hạ thấp)

  Sa bụng bầu có thể là một trong những dấu hiệu mà cánh chị em cần lưu ý trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là biểu hiện cho việc báo hiệu cho vài tuần trước khi sanh, các bé sẽ dịch chuyển xuống phía bên dưới khung xương chậu của mẹ bầu. Riêng với cánh sản phụ khi sinh con lần 2 trở lên thì hiện tượng này sẽ khá mơ hồ và chỉ phát hiện được khi sự “vượt cạn” thực sự bắt đầu. Khi các bé xoay mình xuống dưới, là sự báo hiệu cho việc sẵn sàng chào đời.

  Các cơn co thắt chuyển dạ

  Các cơn co thắt tại vùng tử cung đôi khi vẫn xuất hiện trong quá trình mang thai ở những tháng cuối. Tuy nhiên, những cơn co thắt này thường sẽ không đều và xuất hiện thưa thớt. Đây gọi hiện tượng Braxton Hicks (co thắt giả) hay dấu hiệu sắp sinh giả.

  Tuy nhiên, khi cánh chị em sản phụ cảm nhận được nhựng cơn co thắt mạnh, dù bạn có chọn cho mình một tư thế ngồi hay nằm nghỉ ngơi phù hợp nhất thì tần xuất co thắt vẫn không đổi. Ngoài ra, cơn đau còn kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu nguôi ngoái, đấy có thể là thông báo đến việc sắp sinh ở cánh chị em, cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ từ bác sĩ.

  Nước ối bị vỡ

  Vỡ nước ối là một hiện tượng nước và chất nhầu có trong bọc thai bị vỡ và chảy ra ngoài từ âm đạo; lượng nước ối có thể nhiều hoặc ít khi chảy ra thành dòng hoặc nhỏ từng giọt tùy vào từng người mà có các biểu hiện khác nhau. Khi vỡ ối, cánh sản phụ nên ghi lại thời gian vỡ ối, lượng nước ối chảy ra, màu sắc của nước ối và nhanh chóng đến bệnh viên càng sớm càng tốt. Đặt biệt, các mẹ bầu cần thận trọng và kỹ lưỡng quan sát nếu thai dưới 37 tuần tuổi. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp xảy ra với bất kỳ cánh sản phụ nào, tỷ lệ chỉ chiếm từ 8 đến 10%.

  Thay đỗi dịch nhầy tại cổ tử cung

  Trong giai đoạn từ tuần 37 đến tuần 40 trong thai kỳ, cánh chị em sẽ nhận thấy “cô bé” tiết ra nhiều dịch nhầy hơn và có độ nhớt nhiều hơn. Với các biểu hiện cho ta thấy được tử cung đang bị mất nút nhầy. Nút nhầy mang tác dụng như ‘cánh cửa” nhằm đóng lại cổ tử cung để phòng ngừa vi khuẩn thâm nhập, tuy nhiên ở giai đoạn cuối thai kỳ thì nút nhầy bị bong ra, sẵn dàng “mở cửa” giúp bé yêu chào đời.

  Sự giãn nở ở cổ tử cung

  Cổ tử cung cũng sẽ là nơi có nhiều sự thay đổi khi bé yêu của bạn sắp đến ngày chào đời. Cổ tử cung sẽ dần mở rộng hơn và có xu hướng mỏng hơn trong vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Biểu hiện này sẽ được phát hiện khi cánh sản phụ được bác sĩ chuyên khoa khám và kiểm tra âm đạo. Trong giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở ra khoảng tầm 10cm và chỉ xuất hiện trước khi cánh chị em sản phụ “lâm bồn”.

  Đau lưng nhiều hơn

  Khi gần đến ngày sinh nở, tình trạng đau lưng sẽ dần trở nên nặng hơn rất nhiều lần so với thời gian đầu mang thai. Lý giải cho tình trạng này là do khi gần những tuần cuối thai kỳ, các khớp ở vùng tử cung và xương chậu sẽ bị kéo giãn và căng ra nhằm chuẩn bị cho thai nhi chào đời.

  Liên tục buồn tiểu

  Sở dĩ vào 3 tháng cuối thai kỳ cánh chị em sản phụ cảm thấy hay buồn tiểu liên tục và nhiều lần, chính là do thai nhi xoay đầu xuống dưới phần tiểu khung, gây chèn ép đến bàng quang. Vì thế, vào giai đoạn này cánh mẹ bầu sẽ cảm nhận được phần bụng dưới trở nên nặng nề hơn. Kèm theo đó, việc thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày sẽ dễ gây nên tình trạng són tiểu, són phân.

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì, uống gì là tốt?

  Không nên thiếu Protein

  Đây là chất cần thiết để “sản sinh” ra sữa nhằm mang trọng trách nuôi dưỡng một thiên thần sắp ra đời, đồng thời cũng bổ sung năng lượng cho sự kiện “lâm bồn” sắp tới của cánh chị em.

Thực phẩm dinh dưỡng chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Thực phẩm dinh dưỡng chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

  Chất béo là điều cần thiết

  Chất béo được xem là một dưỡng chất không thể thiếu trong giai đoạn mang thai, sở dĩ như thế là vì đây là chất sẽ giúp cho sự phát triển não bộ cùng hệ thần kinh thai nhi được khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

  Luôn bổ sung Vitamin C

  Đây sẽ là “gương mặt” sáng giá trong việc hình thành nên các mô liên kết ở da, xương,… Đẩy nhanh sự chữa lành vết thương và làm tăng khả năng hấp thu chất sắt khi chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ.

  Chất sắt là bạn đồng hành

  Càng về những tháng cuối thai kỳ, cánh mẹ bầu cần phải cung cấp cho bản thân nhiều chất sắt hơn. Thiếu sắt trong giai đoạn này, sẽ khiến cho cánh mẹ bị thiếu máu nghiêm trong trong quá trình sinh nở, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe ở cả mẹ và bé.

  Thực phẩm giàu chất đạm

  Thịt heo, gàm bò, các loại đậu sẽ là nguồn dinh dưỡng bổ sung nhiều chất đạm nhằm giúp bé phát triển các phần cơ, mô khác nhau cho bé. Hơn nữa, những thực phẩm này còn chứa nhiều chất sắt và kẽm, phòng tránh nguy cơ sanh non ở mẹ bầu và cũng như tăng cường sản xuất insulin và enzyme.

  Những loại ngũ cốc nguyên hạt

  Cánh mẹ bầu nên chọn các loại hạt như: Hạt óc chó, hạt điều, hạt hồ trăn, hạt hạnh nhân,... cùng các loại ngũ cốc khác bởi chúng giàu chất béo, chất đạm và chất xơ.

Những điều kiêng kỵ của bà bầu 3 tháng cuối

  Kiêng lái xe máy

  Vào những tháng cuối thai kỳ, cánh mẹ bầu cần hạn chế việc lái xe bởi lúc này kích thước vòng bụng đã to và nặng, khó có thể giữ được thăng bằng khi điều khiển xe và cũng khó trong việc xử lý tình huống bất ngờ khi xảy ra. Trong giai đoạn này, cánh sản phụ có thể nhờ ông xã hoặc người thân đưa đón nhằm đảm bảo sự an toàn và không gây động thai.

  Hạn chế quan hệ tình dục

  Quan hệ tình dục khi mang thai là điều rất tốt. Tuy nhiên, hoạt động “chăn gối” này sẽ không phải là điều nên làm đối với cánh sản phụ có sức khỏe yếu, dễ gây động đến bào thai, ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.

  Mẹ bầu cần hạn chế và tránh căng thẳng

  Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ sẽ rất dễ bị stress, cơ thể sẽ nảy sinh những từ trường năng lượng tiêu cực gây tác động trực tiếp đến thai nhi trong bụng. Điều này sẽ vô tình làm thay đổi mặt cảm xúc của trẻ, bé sẽ trở nên buồn bã, nhạy cảm trong mặt cảm xúc hơn sau khi chào đời. Vì thế, cánh sản phụ cần giữ cho mình một tâm thế thoải mái, tích cực, cố gắng cân bằng cảm xúc của bản thân, không làm việc quá sức nhằm tránh áp lực tinh thần.

  Hạn chế nằm ngửa

  Ở 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước của thai dần to hơn và trọng lượng cũng nặng hơn bao giờ hết. Việc nằm ở tư thế ngửa là điều vô cùng cấm kỵ bởi điều này sẽ gây cản trở lưu thông máu, chèn ép bào thai. Chính vì điều đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng các mẹ bầu chỉ nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang một bên.

Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu và thai nhi

  Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chổ

  Việc đứng và ngồi quá lâu một chổ sẽ khiến việc lưu thông máu trở nên chậm chạp, ngoài ra còn khiến cánh sản phụ bị đau lưng, gây thở khó do áp lực từ trọng lượng của bào thai đè lên các bộ phận xung quanh.

  Chế độ ăn uống

  Trong giai đoạn mang thai hoặc các tháng cuối thai kỳ, cánh chị em sản phụ cần đặc biệt lưu ý đến việc tránh ăn quá mặn bởi dễ gây tăng huyết áp cho sản phụ, ngoài ra còn dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, phù nề tay chân trầm trọng do tích nước, rối loạn hấp thu dưỡng chất ở thai nhi,… Gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

  Chế độ vận động của bà bầu 3 tháng cuối

  Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: cánh mẹ bầu cần hoạt động thể chất (tập thể dục) trong 3 tháng cuối không chỉ giúp thai nhi trong bụng phát triển tốt hơn mà còn có thể hỗ trợ tốt cho “hành trình” vượt cạn được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, việc rèn luyện thể chất ở 3 tháng cuối thai kỳ là điều cần thiết, cánh chị em sản phụ có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng vừa sức, hoặc đi bộ thường xuyên và đều đặn.

Dấu hiệu mẹ bầu nên đến bệnh viện

  Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là khoảng thời gian quan trọng trong “chặn đường nước rút” khi đến lúc sinh nở. Tuy nhiên, cánh chị em cần cẩn trọng và nếu phát hiện những biểu hiện bất thường nào được liệt kê dưới đây, bạn cần chủ động nhanh chóng đến ngay cơ sở chuyên khoa hoặc bệnh viện để được bác sĩ khám và kiểm tra, từ đó sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhằm giúp sản phụ tránh khỏi những hệ lụy đáng tiếc.

  - Mẹ bầu đau bụng inh ỏi và kéo dài, ngày một càng đau nhiều hơn

  - Khi đi tiểu thì cảm thấy nóng rát hoặc đau ở đường tiểu

Một số dấu hiệu mẹ bầu nên đến bệnh viên giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Một số dấu hiệu mẹ bầu nên đến bệnh viên giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

  - Hay thường xuyên chóng mặt, xay sẩm, choáng váng, hoa mắt

  - Xuất huyết bất thường, rỉ nước ối sớm.

  - Mẹ bầu tăng cân diễn ra quá đột ngột mất kiểm soát hoặc quá chạm trong vấn đề tăng cân.

  - Không cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi.

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc