Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Bà bầu bị ốm nghén có đáng lo không?

  Khi mang thai có rất nhiều thai phụ khổ sở vì bị ốm nghén. Biểu hiện này gây ra những cảm giác buồn nôn khó chịu khiến chị em không thể ăn được gì. Vậy Bà bầu bị ốm nghén có đáng lo không? Thông qua bài viết dưới đây, Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này.

  da khoa hong phuc

Ốm nghén khi mang thai là gì?

  Ốm nghén khi mang thai là tình trạng khi thai phụ cảm thấy đầy hơi ở bụng, khó chịu, xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Khi chị em mới bắt đầu có thai thì ốm nghén là tình trạng khá phổ biến. Bà bầu bị ốm nghén thường sẽ không gây hại cho thai nhi nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu, cả khi làm việc hay trong những sinh hoạt bình thường.

Triệu chứng ốm nghén bình thường là như thế nào?

  Các triệu chứng ốm nghén bình thường xuất hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Đặc biệt là có sự kích thích về vị, mùi của thức ăn hay các thực phẩm như thịt, cá sống,… Mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Trong một số trường hợp, nếu người mẹ nôn ói quá nhiều sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, sự nhạy cảm với mùi vị cũng khiến thai phụ ăn không ngon, tỏ ra chán ăn.

  Không những thế, chị em còn bị nặng hơi, hoa mắt chóng mặt, bị sụt cân vì không đủ chất dinh dưỡng cung cấp nuôi cơ thể. Cho nên, chúng ta có thể cảm nhận được sự mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc khi bà bầu bị ốm nghén.

Những triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu

Những triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu

  Dựa vào tình trạng của các triệu chứng có thể chia ốm nghén thai kỳ thành hai loại sau:

  - Nghén thông thường: chiếm khoảng 80% trường hợp bà bầu bị ốm nghén. Khi bị thai hành, nữ giới luôn cảm thấy mệt mỏi do nôn ói. Nhưng triệu chứng nôn ói chỉ xảy ra ở mức độ vừa phải, thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày. Do đó, thai phụ không bị sút cân, đồng thời từ tuần 12 – tuần 20 hay sớm hơn thì triệu chứng nôn ói cũng giảm dần.

  - Nghén nặng: Có khoảng 1% đến 1,5% bà bầu bị ốm nghén nặng. Trong thời gian này, thai phụ thường xuyên nôn ói, tình trạng xảy ra ở mức độ trầm trọng, nặng nên thức ăn ở dạ dày bị tống hết ra ngoài. Người mẹ có biểu hiện chán ăn, không ăn được gì khiến cân nặng giảm từ 2kg - 10kg. Cơ thể suy nhược thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt. Dấu hiệu này thường bắt đầu từ 3 tháng đầu có thể kéo dài cho đến khi sinh nở.

  Bà bầu bị ốm nghén nếu triệu chứng nôn ói xảy ra liên tục, không thể kiểm soát được, lúc này chị em nên đến cơ sở y tế phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Bác sĩ sẽ lấy nước tiểu và máu để phát hiện dấu hiệu mất nước, xét nghiệm những vấn đề ở dạ dày, ruột của mẹ bầu. Vì có thể đây chính là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn, ói.

  Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện siêu âm nhằm xác định người mẹ có mang song thai hay có những bất thường như khối u trong tử cung hay không. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và có các biện pháp làm giảm tình trạng nôn ói cho mẹ bầu.

Bà bầu bị ốm nghén có đáng lo không?

  Ốm nghén khi mang thai thường không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Ngược lại có khi còn tốt cho bé vì thai phụ đã phải hạn chế một số thực phẩm có mùi đồng thời hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ qua đường thực phẩm. Người mẹ cũng biết lựa chọn kỹ càng hơn với các loại thực phẩm cho mẹ bầu.

  Bên cạnh đó, do sự gia tăng nội tiết tố trong thời kỳ đầu khi thai kỳ cũng góp phần bảo vệ cho thai nhi. Những chị em nào bị ốm nghén thai kỳ cũng có nguy cơ sảy thai thấp hơn.

Ốm nghén kéo dài khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi

Ốm nghén kéo dài khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi

  Tuy nhiên, nếu người mẹ bị ốm nghén quá nhiều cơ thể sẽ mất nước, sụt cân, suy dinh dưỡng,... Tình trạng này cần phải chữa trị cấp cứu nhằm cải thiện dinh dưỡng trong cơ thể. Một vài trường hợp bà bầu bị ốm nghén nặng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mất khả năng làm việc, tâm trạng lo lắng, trầm cảm thai kỳ. Ngoài ra, nếu thai phụ bị sụt cân quá nhiều, dinh dưỡng không đủ thì khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

  Cần lưu ý những trường hợp ốm nghén thai kỳ bỗng đột ngột hết thì mẹ bầu nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng sinh tồn của thai. Đây có thể là dấu hiệu thai kỳ đã ngưng tiến triển (sẩy thai hay thai lưu).

Cách giảm những cơn ốm nghén thai kỳ

  Sau khi đã tìm hiểu kỹ tình trạng ốm nghén khi mang thai là gì thai phụ nên học cách giảm ốm nghén, nhằm giúp bản thân được thoải mái. Hiện nay, có nhiều phương pháp làm giảm triệu chứng ốm nghén ở bà bầu. Các phương pháp này nhấn mạnh vào hai yếu tố là những bà bầu thư giãn tinh thần, cấp đủ nước, cũng như chất dinh dưỡng trong suốt quá trình thai nghén.

  - Cánh chị em nên thường xuyên nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều, thể dục, những bài tập yoga cho bà bầu đơn giản. Giúp máu lưu thông hiệu quả, cung cấp đầy đủ dưỡng chất đến thai nhi tốt hơn.

  - Bà bầu bị ốm nghén không nên ăn những loại thực phẩm có mùi tanh, nồng, thức ăn tái sống. Cần chuẩn bị loại thức có mùi thơm dịu, lạnh để hạn chế ốm nghén.

  - Mỗi buổi sáng khi thức dậy hãy bắt đầu bằng một tách trà gừng, bạc hà, trà chanh hay các loại trái cây nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa như dứa, chuối...

  - Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, trước khi đi ngủ nên ăn nhẹ, uống một cốc nước cam, nước ép cà chua, đu đủ chín để giảm cảm giác buồn nôn.

Những cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả

Những cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả

  - Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù nước bị mất do những lần nôn.

  - Tư thế ngủ của bà bầu hay gối ngủ cũng rất quan trọng để giúp thai phụ vượt qua cơn ốm nghén. Cần chọn loại gối mềm, có điểm tựa để khi mệt, mất sức có thể tựa một cách thoải mái. Khi ngủ không nên nằm nghiêng bên phải để máu được lưu thông một cách tốt nhất.

  - Bà bầu bị ốm nghén nặng, ăn uống không được, tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám theo dõi. Nếu nôn quá nhiều cơ thể không hấp thu các dưỡng chất thì bác sĩ sẽ cho mẹ bầu bổ sung vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm buồn nôn, tăng hiệu quả hấp thụ sắt, vitamin khác.

  - Điều quan trọng nhất khi ốm nghén thai kỳ là người mẹ cần giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh căng thằng, lo âu. Các ông chồng nên giúp vợ mình vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng cách chia sẻ, cũng như chăm sóc vợ bầu chu đáo hơn.

   Trên đây là thông tin liên quan đến Bà bầu bị ốm nghén có đáng lo không? Hy vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của nữ giới về vấn đề này. Chúc các thai phụ luôn khỏe mạnh và hãy liên hệ với Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai qua số điện thoại HOTLINE: 0251 381 9288 khi có vấn đề cần chia sẻ.

  da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc