Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm phù chân khi mang thai

  Trong giai đoạn mang thai sẽ có rất nhiều biểu hiện trên cơ thể cánh chị em, trong đó có sự phù chân, phù tay,… Vậy nguyên nhân từ đâu? Làm gì để khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai? Hãy cùng nhau tham khảo những thông tin bổ ích tại bài viết dưới đây.

da khoa hong phuc

Nguyên nhân xuất hiện chứng phù chân trong thai kỳ?

  Những thay đổi trong máu

  Trong giai đoạn mang thai, bên trong cơ thể của cánh chị em sẽ có sự tăng sinh sản xuất máu, tăng hơn 50% lương máu so với người bình thường không mang thai. Trong máu bao gồm các dưỡng chất, khoáng chất nhằm giúp nuôi dưỡng sự phát triển của bào thai và nó cũng chính là nguyên nhân khiến cánh chị em mắc chứng phù chân khi mang thai.

  Máu trở về tim bị khó khăn

  Trong quá trình mang thai, ở các tháng cuối thai kỳ, kích thước bào thai ngày một to hơn và tạo áp lực trong ổ bụng của cánh mẹ bầu, cũng như các tĩnh mạch khu vực vùng chậu, khiến máu khó di chuyển về tim, gây phù nề cơ thể, nhất là tại bàn chân.

Lượng máu bị tắc nghẽn, tồn đọng gây phù chân khi mang thai

Lượng máu bị tắc nghẽn, tồn đọng gây phù chân khi mang thai

  Rối loạn Hormone

  Như chúng ta đã biết, khi mang thai thì cơ thể mẹ bầu tăng cân rất nhiều, chính điều này sẽ tạo ên áp lực đến đôi chân của cánh mẹ bầu, gây phù nề cẳng chân, bàn chân.. Ngoài ra, sự rối loạn về nội tiết (hormone) sẽ khiến lượng máu dồn về khu vực chân nhiều hơn.

  Đi giày dép không phù hợp:

  Mang giày cao gót hay giày thể thao là những món đồ giúp cánh chị em tô điểm thêm sự xinh đẹp, cá tính của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, việc mang giày quá cao, hay quá chật sẽ gây nên sự khó chịu, gò bó,… Thời gian lâu sẽ dẫn đến viêm kẽ chân, nặng hơn sẽ bị phù chân ở mẹ bầu. Ngoài ra, nguy hiểm hơn nữa có thể gây ra tình trạng sưng tĩnh mạch, chị em dễ bị vấp té, trẹo chân ngã, ảnh hưởng đến bào thai trong bụng.

  Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai như: Do đứng lâu, ngồi lâu, chế độ thực phẩm cho mẹ bầu bị thiếu Kali (Kali giúp duy trì điện giải và chất lỏng trong cơ thể), thai phụ uống nhiều cà phê, ăn nhiều muối, làm việc nhiều, thời tiết nóng nực cũng khiến bà bầu bị phù chân.

Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

  Khi cánh chị em bị phù chân khi mang thai, mặc dù không gây nên biểu hiện đau đớn, nhưng vẫn có sự ảnh hưởng về sức khỏe của cánh mẹ bầu như: gây nên áp lực đến thận, bởi thận mang nhiệm vụ lọc thải chất lỏng của cơ thể, khi lượng nước tăng cao thì thận phải làm việc nhiều hơn thông thường, cũng như truyền dẫn nước cho các bộ phận khác. Ngoài ra, khi lượng nước trong cơ thể không được đối lưu tốt, bị tích tụ ở một điểm gây ứ đọng, sự di chuyển của máu ở phần chân về tim cũng bị kém đi, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tim.

  Trong trường hợp chị em sản phụ bị sưng phù chân ở 3 tháng giữa thai kỳ cũng là một trong những yếu tố biểu hiện cho việc báo trước của tiền sản giật. Phù chân vì tiền sản giật sẽ gây hệ lụy xấu nếu không được hỗ trợ kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

  Vì thế, trong khi mang thai cánh chị em cần theo dõi sức khỏe thật cẩn trọng, nhất là tình trạng phù chân khi mang thai kèm thêm những dấu hiệu khác như sau:

  Mặt, chân, tay đều sưng phù đột ngột

  Thai phụ bị đau đầu nhiều và thường xuyên

  Tầm nhìn bị nhòe, chói, xây xẩm mặt mày

  Các phần xương sườn bị đau, nhức mỏi và ê ẩm

  Cảm thấy buồn nôn liên tục, nôn mửa nhiều.

Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm phù chân khi mang thai

  Hạn chế cung cấp nhiều Natri vào cơ thể:

  Một trong những mẹo có thể giúp cánh chị em giảm thiểu được tình trạng sưng phù chân khi mang thai chính là việc hạn chế cung cấp nhiều muối trong khẩu phần ăn mỗi ngày (thành phần hóa học của muối là Natri). Sở dĩ như thế, là do việc ăn mặn hay ăn quá mặn cũng khiến cho cơ thể tích trữ nhiều nước, gây nên sưng phù chân tay trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc ăn nhiều muối cũng không tốt cho thận, khiến thận bị áp lực trong việc đào thải và sàn lọc chất lỏng.

  Tăng chất Kali:

  Đối với cánh mẹ bầu, việc phù chân tay lúc có thai gây nên bởi tình trạng dư thừa Natri và thiếu đi Kali bên trong cơ thể. Chính vì thế, nhằm có thể cân bằng được chất lỏng thì mẹ bầu cần tập trung vào việc cung cấp chất Kali vào cơ thể. Việc bổ sung đơn giản nhất chính là thông qua con đường ăn uống, một số loại thực phẩm chứa nhiều chất Kali như: Khoai lang hoặc khoai tây (đặc biệt là lớp vỏ khoai), cải bó xôi, chuối, những loại đậu (ngũ cốc) và hạt cho mẹ bầu, lựu, mận, cam, cà rốt, cá hồi, sữa chua,…

Tăng hấp thụ chất Kali vào cơ thể giúp giảm hiện tượng phù chân ở bà bầu

Tăng hấp thụ chất Kali vào cơ thể giúp giảm hiện tượng phù chân ở bà bầu

  Cung cấp đủ lượng nước:

  Nghe có vẻ không ngờ tới nhưng đây thật sự là điều đúng đắn trong việc đào thải chất lỏng ra ngoài và tránh chứng phù chân khi mang thai hữu hiệu. Theo các chuyên gia cho biết: Việc duy trì uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày sẽ đào thải được các độc tố cùng lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Việc uống ít nước sẽ khiến não phát tín hiệu bạn cần dự trữ nước trong cơ thể, điều này sẽ khiến các mẹ bầu bị phù nề chân vì tích nước trong người.

  Chọn giày dép phù hợp

  Trong quá trình mang thai, cánh mẹ bầu cần quên đi những đôi giày cao gót quyến rũ, mà thay vào đó là việc "kết thân" với giày đế bằng hay giày thiết kế ba – lê nhẹ nhàng hoặc dép xỏ ngón, giúp bàn chân được thoải mái, tránh phù nề chân tay khi có bầu. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp phòng ngừa tình trạng vấp té, làm ảnh hưởng đến bào thai trong bụng.

Ngoài thắc mắc về Mẹo hay giảm chứng phù chân khi mang thai, nếu còn băn khoăn điều gì, chị em hãy gọi vào Hotline 0251 381 9288 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến miễn phí<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình và nhanh chóng. Toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện được giữ kín nên chị em có thể yên tâm, thoải mái chia sẻ với chuyên gia Phòng khám Hồng Phúc nhé.

da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc