Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Hướng dẫn cách chữa ngứa bụng khi mang thai ở mẹ bầu

  Ngứa bụng khi mang thai khiến chị em cảm thấy phiền toái, nhưng lại không dám gãi. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì mẹ bầu càng khó chịu, bứt rứt. Bài viết dưới đây sẽ Hướng dẫn cách chữa ngứa bụng khi mang thai ở mẹ bầu mời quý độc giả cùng xem qua.

  da khoa hong phuc

Ngứa bụng khi mang thai là gì?

  Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến từ tuần thứ 13 đến tuần 28. Do cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, da bụng bị căng khiến da bị rạn, khô và ngứa ngáy. Kèm theo đó, chị em còn gặp phải những triệu chứng như: bị mẩn ngứa, mề đay ở ngực, bàn tay, mông, đùi,… Tình trạng này khiến thai phụ khó kiểm soát được cảm giác thèm gãi bụng.

Ngứa bụng khi mang thai xuất hiện ở nhiểu chị em

Ngứa bụng khi mang thai xuất hiện ở nhiểu chị em

  Ngứa bụng trong thai kỳ kéo dài làm cho nữ giới rất khó chịu. Đồng thời làn da trở nên xấu xí khiến người mẹ lo sợ, tự ti. Với những áp lực khi mang thai bị đè nén, không ít chị em rơi vào khủng hoảng tâm lý trầm trọng, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân bà bầu bị thường xuyên bị ngứa bụng thai kỳ

  Dưới đây là những lý do bà bầu bị ngứa bụng trong thai kỳ, các chị em cần lưu ý:

  Thay đổi hormone:

  Giải thích cho hiện tượng ngứa bụng khi mang thai, các chuyên gia cho rằng do quá trình thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai cơ thể nổi nốt ban đỏ như mề đay khiến các mẹ phải gãi luôn tay.

  Ngứa trên da do tăng lưu lượng máu:

  Trong những tháng đầu của thai kỳ, người mẹ bắt đầu cảm thấy ngứa ở vùng bụng. Bà bầu ngứa bụng là hiện tượng phổ biến và không đáng ngại.

  Do lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên, máu chảy về mặt da cũng nhiều hơn gây một chút cảm giác khó chịu cho thai phụ.

  Mẫn cảm với chất giặt tẩy, hương liệu:

  Hormone trong cơ thể là nguyên nhân gây ra vấn đề ngứa bụng trong thai kỳ. Sự thay đổi hormone làm cánh chị em trở nên nhạy cảm hơn, dễ dị ứng thời tiết, hương liệu, thức ăn hay chất giặt tẩy, dị ứng với yếu tố nào đó trong môi trường như: bụi bẩn, sợi vải, lông thú,...

Mẹ bầu bị ngứa bụng do dị ứng, nổi mề đây

Mẹ bầu bị ngứa bụng do dị ứng, nổi mề đây

  Đặc biệt, những bà bầu có vấn đề về da như: eczema thì dấu hiệu này trầm trọng hơn khi mang thai.

  Mẹ bầu bị ngứa bụng do da bị kéo giãn:

  Từ tam cá nguyệt thứ hai, ngực, mông, đùi nhất là vùng bụng bắt đầu to hơn do sự phát triển của thai kỳ cũng như sự tăng cân của thai phụ.

  Đây là một trong những nguyên nhân khiến da bị kéo giãn gây nhiều vết rạn ở bụng dưới, ngoài ra từ cuối tam cá nguyệt thứ hai da bị kéo giãn chị em sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu. Một vài trường hợp mẹ bầu còn gặp tình trạng khô da, nổi mẩn.

  Stress:

  Đây là nguyên nhân làm thai phụ bị ngứa. Khi sức khỏe tinh thần kém cũng phần nào làm ảnh hưởng đến thể chất của mẹ. Stress không những khiến mẹ bầu cảm thấy ù lì, mệt mỏi mà gây ngứa ngáy da trầm trọng hơn.

  Có tiền sử bệnh lý về da:

  Bệnh vảy nến, chàm khô hoặc những bệnh về da khác sẽ gây ngứa bụng nghiêm trọng hơn trong lúc manh thai. Bên cạnh đó, viêm chân lông, nang lông bị sẩn mũ thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa bụng khi mang thai. Bệnh viêm da dị ứng thường có biểu hiệ ở giai đoạn 20 tuần -21 tuần khiến nữ giới bị nổi nhiều mảng đỏ như mề đay.

  Triệu chứng lúc đầu là các vết nổi mẩn quanh rốn, dần dần thì lan sang lưng, bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy, bứt rứt.

Mẹo chữa ngứa bụng trong thai kỳ hiệu quả

  Ngứa bụng khi mang thai hẳn thai phụ sẽ rất khó chịu, thậm chí tâm trạng còn dễ bức bối không yên. Khi đó, cánh chị em hãy áp dụng một số mẹo chữa ngứa bụng trong thai kỳ hiệu quả sau đây để làm dịu vùng da nhé:

  - Tránh gãi, cào khi ngứa: Người mẹ cần nhớ rằng khi bị ngứa, càng gãi lại càng khiến lớp da bị kích thích gây ngứa ngáy nhiều hơn. Lúc này có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một khăn ấm chườm lên vùng da bụng bị ngứa, cách này làm giảm bớt cơn ngứa. Hay có thể dùng một túi chườm mát, chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.

  - Thường xuyên giữ sạch cơ thể: thai phụ tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen. Vì nước nóng làm da khô gây ngứa nhiều hơn. Nên tắm nước ấm, sử dụng vải bông mềm để chà nhẹ toàn thân. Sữa tắm cần chọn loại có pH vừa phải, không gây kích ứng phù hợp với mọi làn da kể cả da mẫn cảm. Có thể tắm với nước ấm mà không sử dụng sữa tắm.

  Nếu sử dụng bốn tắm, chị em nên pha thêm nước yến mạch hay baking soda có tác dụng làm dịu cơn ngứa, tuy nhiên tránh ngâm quá lâu trong bồn. Mẹo này có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa bụng trong thai kỳ.

Bôi những sản phẩm chiết xuất thiên nhiên để giảm ngứa bụng

Bôi những sản phẩm chiết xuất thiên nhiên để giảm ngứa bụng

  - Giữ ẩm chống rạn da: Bôi các loại gel, tinh dầu chiết xuất từ thành phần tự nhiên giúp chăm sóc da mẹ bầu như: hạnh nhân, dầu dừa, hướng dương,… xoa nhẹ nhàng, tránh tình trạng kích thích gây co bóp tử cung. Không sử dụng các loại xà phòng hay các sản phẩm chăm sóc da chứa nồng độ soude cao gây kích ứng và làm tăng cơn ngứa. Cần giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng. Nếu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, chị em nên lựa chọn loại phù hợp cho phụ nữ mang thai đồng thời không lạm dụng vì chúng làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

  - Thường xuyên tập thể dục: Tập các động tác nhẹ nhàng (yoga cho bà bầu) để giúp máu lưu thông. Mặc trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên như: cotton và có màu sáng. Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay nơi nóng bức không quên bôi kem chống nắng để ngừa những đốm thâm trên da. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ cùng với nước muối pha loãng hoặc nước chè xanh, nước lá trầu cũng là phương pháp tốt. Đồng thời tránh tiếp xúc với vật dụng cũ bị bụi bẩn có thể gây ngứa.

  - Uống nhiều nước trong ngày từ 1,5 lít - 2 lít: Tăng cường bổ sung bằng các loại thức ăn giàu vitamin A có trong: cá, gan, trứng, những loại rau, củ quả, vitamin D có trong dầu gan cá, cá biểm, các sản phẩm từ sữa, dầu ôliu. Ngoài ra, hạn chế những thức ăn cay, gia vị nóng dễ gây dị ứng ngứa ở mẹ bầu như: ớt, tỏi, hẹ,...

   Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu chị em vẫn còn thắc mắc về vấn đề Hướng dẫn cách chữa ngứa bụng khi mang thai ở mẹ bầu. Hãy liên hệ số Hotline: 0251 381 9288 để được các bác sĩ Phòng khám Hồng Phúc tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

  da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc