Tổng hợp các loại dị ứng thai kỳ mà mẹ bầu nên biết
Bà bầu bị dị ứng là hiện tượng rất dễ xuất hiện ở cánh chị em trong giai đoạn thai kỳ, việc nhận biết sớm có thể giúp cho sản phụ được nhanh chóng hỗ trợ kịp thời nhằm tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe hữu hiệu hơn. Vì thế, nhằm giải đáp cụ thể hơn về chủ đề này, xin mời các bạn hãy vui lòng tham khảo những thông tin bổ ích được cập nhật tại bài viết sau.
Bà bầu bị dị ứng có phải chuyện hiếm không?
Theo các số liệu thống kê cho biết: Cứ 5 sản phụ sẽ lại có 1 người gặp phải các vấn đề dị ứng khi mang thai xuất hiện trên da như: Nổi mề đay bà bầu, mẩn đó, ngứa ngáy, dị ứng mùi hương,…Hiện tượng bà bầu bị dị ứng này có sự xuất hiện khá phổ biến nhưng lại bị nhiều người thờ ơ, cho đến khi bệnh ngày một nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng khác. Ngoài ra, cũng có một số cánh mẹ bầu áp dụng các bài thuốc dân gian nhằm hỗ trợ khắc phục bệnh nhưng giai cách, gây nên nhiều phiền toái đến sức khỏe, cũng như có sự ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.
Một số dạng dị ứng thai kỳ mà mẹ bầu nên biết
Bệnh mề đay, mẩn ngứa khi đang mang thai:
Trong quá trình mang thai, cánh mẹ bầu có thể nhận thấy những dấu hiệu như: Ban đỏ xuất hiện, các ban đỏ xuất hiện theo từng mảng trên bụng hay những khu vực khác, kèm theo là cảm giác ngứa, khó chịu,... Có thể xem hiện tượng bị nổi mẩn ngứa, mề đay là triệu chứng phổ biến ở các bà bầu bị dị ứng.
Tình trạng mề đay thường sẽ xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ hoặc hai tuần trước khi “vỡ chum”. Tuy nhiên, phần lớn hiện tường này chỉ xuất hiện với cánh chị em khi lần đầu mang thai hoặc mang thai sinh đôi.
Nổi mề đay, mẩn ngứa là triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng ở bà bầu
Những nốt ban đỏ về mề đay sẽ gây ngứa ngáy tại các vị trí như rạn da, và dần lan sang bụng, đùi, mông, lưng,… của mẹ bầu. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tìm giải pháp khắc phục phù hợp và giảm khó chịu khi mề đay xuất hiện.
Phát ban thai kỳ:
Khi tình trạng phát ban thai kỳ xuất hiện, cơ thể của cánh mẹ bầu sẽ xuất hiện những nốt li ti nhỏ, kèm theo đó là cảm giác ngứa râm ran, tuy nhiên chúng sẽ không lây lan nếu mẹ bầu không gãi hay ma sát vùng ngứa với lực tác động mạnh.
Tình trạng bà bầu bị dị ứng này sẽ thường xuất hiện trong giai đạn cuối tam cá nguyệt thứ 2 và đầu tam cá nguyệt thứ 3. Khác với tình trạng mề đay, phát ban nốt đỏ li ti sẽ thường xuất hiện ở cánh tay, cẳng chân hoặc thân trên làm cho người bị vướng phải sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt nhiều hơn.
Tuy nhiên, chị em sản phụ có thể sử dụng một vài loại thuốc bôi chống ngứa từ việc thông qua thăm khám và kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa chỉ định, với lượng sử dụng vừa phải, loại thuốc phù hợp nhằm tránh gây hại đến sức khỏe mẹ bầu.
Các trường hợp dị ứng thai kỳ có thể không quá gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất của mẹ bầu, nhưng chúng vẫn có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến bé, bởi việc mắc phải tình trạng dị ứng sẽ làm mẹ bầu có tâm lý khó chịu, bực dọc,… và năng lượng tiêu cực đó sẽ phát tín hiệu đến bào thai.
Dị ứng thức ăn và mùi hương:
Khi bước vào giai đoạn mang thai, cơ thể của cánh chị em sẽ có đôi phần thay đổi từ bên trong đến bên ngoài, chính vì điều đó mà sự nhạy cảm có thể xảy ra đối với một số mùi hương, hương thơm hay một loại nguyên liệu trong thức ăn.
Chính vì vậy, cánh mẹ bầu cần lưu ý một số mùi hương từ các nước hoa, nước xả vải, bột giặt, nước giặt,... Bởi một trong những sản phẩm ấy có khả năng gây dị ứng cho bạn. Tình trạng dị ứng có thể khiến mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt, khó thở ở mẹ bầu,… Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Những mùi hương nhân tạo có thể gây nên sự nhạy cảm đến khứu giác của chị em trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên liệu trong thức ăn cũng là những yếu tố gây nên hiện tượng dị ứng ở mẹ bầu.
Dị ứng do một số nguyên nhân khác
Dị ứng trong thai kỳ là tình trạng mà bất kỳ thai phụ nào cũng có thể mắc phải, ngoài những dạng dị ứng trên, còn một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bà bầu bị dị ứng như:
Nồng độ nội tiết tố tăng cao
Do cơ địa nhạy cảm
Sản phụ có bệnh ngoài da trước đó
Tử cung thay đổi về kích thước
Ngứa ngáy cơ thể do ứ mật trong gan
Tiếp xúc với một số yếu tố bên ngoài, ví dụ như hóa chất
Hình ảnh mẹ bầu bị dị ứng trên bụng
Lưu ý: Hiện tượng bà bầu bị dị ứng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của cánh chị em sản phụ do triệu chứng ngứa ngáy triền miên, từ đó gây mất ngủ ở mẹ bầu, cơ thể mệt mỏi sau nhiều ngày dài, tâm lý cũng trở nên căng thẳng, dễ xuất hiện chứng trầm cảm khi mang thai. Chính vì thế, việc kịp thời được hỗ trợ khắc phục bệnh từ bác sĩ chuyên khoa là vô cùng cấp thiết.
Để được phòng khám hỗ trợ thêm về " Thông tin các loại dị ứng thai kỳ mà mẹ bầu nên biết " thì bạn hãy liên hệ ngay. Phòng khám Hồng Phúc sẽ giải đáp thắc mắc để bạn tìm được thông tin bệnh lý cần thiết cho từng người.
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?