Tổng hợp mẹo chăm sóc da cho mẹ bầu an toàn tại nhà
Chăm sóc da cho mẹ bầu cũng là một vấn đề cần được quan tâm rất nhiều. Sở dĩ như thế, bởi làn da được ví như một tấm gương phản chiếu lại tình trạng sức khỏe của cánh sản phụ. Nhằm có thể cung cấp thêm về các kiến thức trong việc dưỡng da cho bà bầu, vui lòng tham khảo thông tin bài viết bên dưới.
Những vấn đề về da thường gặp trong thai kỳ
Rạn da ở các bộ phận trên cơ thể
Khi kích thước của thai nhi dần ngày một to hơn theo thời gian, cánh sản phụ sẽ nhận thấy được những vết vạn da xuất hiện trên bụng, ngực, mông, đùi hoặc thậm trí trên bắp tay, cánh tay. Những vết rạn sẽ xuất hiện khi làn da bị kéo căng và lượng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia: Những vết rạn sẽ xuất hiện đối với cánh chị em khi mang thai từ tháng thứ 3 trở đi, chiếm 90% cánh sản phụ nhận thấy dấu hiệu này.
Gương mặt xuất hiện mụn
Đối với những sản phụ sở hữu một làn da láng mịn, trắng sáng trước khi có thai và khi bước vào giai đoạn mang thai bạn vẫn nghĩ rằng làn da sẽ “trộm vía” được thì có thể là nhận định sai, bởi tình trạng nổi mụn vẫn có thể “gõ cửa” trên gương mặt của cánh mẹ bầu như thường.. Nguyên nhân phổ biến nhất chính là sự thay đổi Hormone khiến mụn ồ ạt “ghé thăm”.
Gương mặt mẹ bầu vẫn thường xuyên xuất hiện mụn
Nám da khi mang thai
Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết: Có đến 70% cánh chị em sản phụ nhận thấy làn da của mình xuất hiện nám da tại vùng má, trán, mũi. Vì thế, khi nhận thấy biểu hiện này trên da mặt, cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng vào khung giờ cao điểm từ 9h đến 16h bởi khoản thời gian này sẽ khiến cho những vệt nám trở nên nặng hơn.
Nổi mẩn đỏ
Nởi mẩn đỏ cũng được xem là tình trạng phổ biến và thường gặp ở cánh chị em sản phụ, thường xuất hiện tại những phần có nếp gấp như: Nách, bẹn, cổ. Các mẩn đỏ đều là vô hại nên cánh chị em sản phụ không cần quá hoang mang hay căng thẳng khi phát hiện thấy chúng, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó chịu với vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tìm hướng giải quyết mẩn đỏ trên da.
Tăng sắc tố da khi mang thai
Đây là hiện tượng các vùng da bị tối màu hơn so với bình thường tại những vị trí như vùng tròn quanh bầu ngực, các vết sẹo, vết tàn nhang,… Ngoài ra, trên bụng cũng có thể xuất hiện đường dọc chạy từ rốn đến hết phần bụng. Khi phát hiện điều này, cánh chị em cần tránh ánh nắng mặt trời và hạn chế ra ngoài trời khi có nắng to.
Sẩn ngứa mề đay
Sẩn ngứa (mề đay) là tình trạng cánh chị em sẽ dễ dàng nhận thấy xuất hiện quanh vùng bụng. Tình trạng nổi mề đay khi mang thai sẽ có thể lan sang đùi, mông, ngực,… Hoặc có thể tạo nên những mãng lớn trên làn da. Hiện nguyên nhân vẫn chưa được xác định vì sao lại như thế, tuy nhiên nó rất phổ biến đối với cánh mẹ bầu.
Suy tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện
Phụ nữ mang thai có nhiều nội tiết tố tăng sinh và lưu lượng máu tăng nên có đôi phần ảnh hưởng đến tĩnh mạch. Những mảng tĩnh mạch nhỏ có sự liên kết với nhau gọi là tĩnh mạch hình mạng nhện, có thể xuất hiện trên da mặt, vùng cổ hay cánh tay của cánh mẹ bầu. Tình trạng này không có sự ảnh hưỡng quá lớn đến sức khỏe và dần mất đi sau khi sinh nở, chính vì thế mà cánh chị em không cần phải quá âu lo về nó.
Mẹo chăm sóc da cho bà bầu an toàn ngay tại nhà
Chăm sóc da cho bà bầu bị mụn
Mụn là tình trạng không mấy ai vui vẻ khi chúng xuất hiện trên da mặt, nhất là khi cánh chị em bước vào giai đoạn mang thai sẽ càng dễ dàng gặp hơn. Cánh chị em có thể sử dụng mật ong chấm trực tiếp lên nốt mụn hoặc vùng mụn, để im tầm 15 phút đến 20 phút và rửa lại với nước ấm hoặc nước sạch.
Nhằm có thể giúp hạn chế tình trạng nổi mụn và dưỡng da cho bà bầu tốt hơn, chị em cần tẩy trang kỹ lưỡng, rửa mặt sạch sẽ, hạn chế makeup khi không cần thiết, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh, tránh tâm lý căng thẳng.
Chăm sóc khi bị rạn da
Nhằm có thể giúp làn da thêm khỏe mạnh và hạn chế tình trạng rạn da, cánh mẹ bầu cần sử dụng lotion dưỡng ẩm có tính dịu nhẹ, massage nhẹ nhàng khi sử dụng. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ Vitamin E, Omega 3, Vitamin A, Omega 6,… Giúp bổ sung những dưỡng chất cho da khỏe mạnh, tăng sự đàn hồi cho làn da.
Dưỡng da cho bà bầu bị nám
Trong quá trình mang thai thì cánh sản phụ rất dễ bị xuất hiện nám trên da mặt, nhằm có thể khắc phục tình trạng này và không gây ảnh hưởng đến bé, chị em có thể sử dụng dòng đỏ trứng gà + mật ong, thoa đều lên mặt và giữ tầm 20 phút và rửa lại bằng nước ấm. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng bột nghệ tươi + sữa chua không đường và cũng áp dụng thời gian như công thức trên.
Ngoài ra, cánh chị em cần bổ dung vào cơ thể thêm vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6 nhằm giúp da thêm tươi tắn, hạn chế sự hình thành hắc tố Melanin trên làn da.
Những quan niệm sai lầm về cách dưỡng da cho bà bầu
Có rất nhiều những hiểu lầm hay quan niệm sai về việc dưỡng da trong thai kỳ và hậu sinh nở ở cánh mẹ bầu, đa phần sẽ nghe theo “thế hệ trước” và thực hiện. Vậy những hiểu lầm ấy là gì, hãy cùng tìm hiểu những liệt kê sau:
Không nên chăm sóc da bằng hóa mỹ phẩm:
Có rất nhiều suy nghĩ cho rằng việc sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên nhiều chị em vướng phải các vấn đề như: Khô da, rạn da, da xỉn màu, nám ngày thêm trầm trọng. Ngoài ra còn có lối suy nghĩ sau khi sanh xong sẽ được “thay máu” và xinh đẹp hơn, Tuy nhiên, không có sự xinh đẹp nào “ghé thăm” nếu cánh mẹ bầu không kỳ công chăm sóc mỗi ngày cả.
Không dùng sữa tắm hay sữa rửa mặt
Trong quá trình mang thai, cánh mẹ bầu sẽ có một làn da khô hơn hoặc đổ nhiều dầu hơn so với lúc chưa mang thai. Đấy cũng chính là yếu tố dẫn đến hiện trạng nổi mụn trên da, nám và da xỉn màu... Cùng với quan niệm lạc hậu rằng sau sinh không nên dùng sữa rửa mặt hay mang thai cũng không nên dùng, ăn uống kiêng khem không khoa học,… Khiến làn da trở nên thiếu sức sống, tối sầm và trở nên tồi tệ khó cứu vãn.
Dùng các loại mặt nạ tự làm tại nhà
Nhiều chị em chưa mang bầu hay đang trong giai đoạn bầu bí đều nghĩ rằng việc sử dụng các loại mặt nạ tự chế tại nhà sẽ an toàn bởi thành phần đều từ thiên nhiên. Điều đấy cũng không hoàn toàn sai, tuy nhiên vẫn là những nguyên liệu thô và chưa qua xử lý thanh trùng, cũng như có sự kiểm duyệt từ giới chuyên gia nghành mỹ phẩm.
Sử dụng các loại mặt nạ tự làm cũng không hoàn toàn tốt
Ví dụ như công thức Chanh + mật ong và thường xuyên áp dụng, trong chanh có chứa axit thô và chưa qua xử lý để dịu nhẹ hơn với làn da, dù là có thể giúp trắng da nhanh nhưng lại khiến lớp biểu bì non trên da mất đi đề kháng vốn có, đồng thời lớp dầu tự nhiên trong lỗ chân lông cũng mất đi, làm da trở nên khô và dễ kích ứng hơn với ánh nắng và môi trường.
Tùy tiện sử dụng mỹ phẩm theo mách bảo
Đây không phải là trường hợp hiếm hoi bởi có rất nhiều chị em cả tin vào bạn bè, người thân giới thiệu đến mỹ phẩm Handmade tự làm tại nhà, không hóa chất, không chất bảo quản,... mà từ đó mua về sử dụng mà không có sự tìm hiểu hay kiến thức về sức khỏe làm đẹp. Điều này là vô cùng nguy hiểm, lời khuyên rằng cánh chị em cần sáng suốt hơn trong việc chọn lựa các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đó là những DÒNG SẢN PHẨM CHUYÊN BIỆT CHO MẸ BẦU, có hạn sử dụng được ghi rõ ràng trên sản phẩm và nhà sản xuất có danh tiếng cùng độ uy tín.
Ở trên là các thông tin chia sẻ về " Những mẹo dưỡng da cho bà bầu an toàn tại nhà " nếu bạn còn chưa hiểu rõ hoặc cần thông tin hữu ích hơn thì hãy liên hệ về cho Phòng Khám Hồng Phúc hotline - 0251 381 9288 hoặc tại khung chat bên dưới. Hoàn toàn miễn phí!
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?