Đầy bụng khi mang thai phải xử lý như thế nào?
Hiện tượng đầy bụng khi mang thai làm cho chị em có cảm giác vô cùng khó chịu trong người, bản thân sẽ cảm thấy đầy hơi và không muốn tiếp nhận thức ăn vào cơ thể. Vì thế, nhằm giải quyết cụ thể hơn về vấn đề này, xin mời quý độc giả hãy tham khảo các thông tin được cập nhật tại bài viết sau đây.
Nguyên nhân bị đầy bụng khi mang thai
Cơ thể sinh hơi: Khi mang thai cũng sẽ là một yếu tố khiến cho các hormone thay đổi, dưới tác động của của Hormone như Relaxin và Progesterone sẽ làm cho cánh chị em sản phụ dễ bị táo bón thai kỳ, năng suất tiêu hóa cũng chậm hơn trước, đồ ăn chậm được hấp thu, gây “ùn tắc” lượng khí bên trong dạ dày, từ đó dẫn đến ợ hơi, ợ chua, đầy hơi.
Sự phát triển kích thước từ tử cung: Trong giai đoạn mang thai thì tất cả mọi thứ đều có sự thay đổi, tử cung cũng vậy. Quá trình truyền dẫn chất dinh dưỡng từ các mạch máu đến môi phôi thai sẽ khiến cho kích thước ở tử cung có sự tăng lên, chiếm không gian khu vực vùng chậu. Chính từ đó mà sản phụ cũng có cảm giác bị đầy bụng khi mang thai.
Có nhiều nguyên nhân gây chứng đầy bụng khi mang thai
Do tình trạng táo bón: Bào thai sẽ hấp thụ rất nhiều nước có chứa trong thức ăn khi các mẹ bầu nạp vào cơ thể, chính vì thế dẫn đến việc phân sẽ trở nên khô và rất khô, gây tích tụ tại đường ruột, dẫn đến hiện trạng cảm thấy đầy hơi khi mang thai.
Do thai phụ tăng cân: Khi mang thai sẽ khiến nhiều chị em có cảm giác thèm ăn, nên việc ăn uống từ đó cũng rất thường xuyên, cùng với chế độ ăn nhiều đồ bổ sẽ khiến chị em tăng cân nhanh chóng, đấy cũng là yếu tố dẫn đến việc chị em cảm thấy nặng người, đầy bụng. Bên cạnh đó, khi càng gần đến ngày sinh nở thì áp lực tại khu vực tử cung cũng có thể làm cho quá trình tiêu hóa chậm lại, làm cho bà bầu bị đầy hơi.
Đái tháo đường thai kỳ cũng là một yếu tố gây khó chịu vùng ức và dạ dày của chị em thai sản, bởi khi mắc bệnh sẽ gây khó tiêu hóa sau khi ăn, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ.
Bà bầu bị đầy hơi có nguy hiểm không?
Đầy hơi, đầy bụng khi mang thai là tình trạng không mấy xa lạ đối với thai phụ khi tăng Progesterone, khiến cho hệ tiêu hó phải bị ứ đọng nhiều khí hơi hơn so với thông thường, cũng như làm cho thức ăn bị chậm tiêu hóa hơn, chậm hòa tan hơn. Từ tình trạng chướng bụng, đầy hơi sẽ đôi phần gây đến sự khó chịu, khó thở cho cánh mẹ bầu, ngoài ra không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, có những hiện trạng xảy ra mà chị em cần tập trung nhận biết rõ để có thể được can thiệp Y khoa kịp thời. Ví dụ như quý mẹ bầu cần phân biệt rõ giữa ĐẦY HƠI và ĐAU BỤNG. Đầy hơi trong khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng gì, nhưng khi đau bụng thai kỳ kéo dài, hoặc nghi ngờ có vấn đề không ổn,… Hãy chủ động và nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa uy tín đơn cử như Phòng Khám Hồng Phúc Đồng Nai để được bác sĩ chẩn đoán và áp dụng phương pháp hỗ trợ kịp thời, tránh phải các hệ lụy đáng tiếc.
Hướng dẫn xử lý an toàn chứng đầy hơi khi mang thai
Uống đủ nước: Cánh chị em sản phụ cần cung cấp đủ nước vào cơ thể ít nhất từ 2ml đến 2.5ml, Nếu nguyên nhân đầy bụng khi mang thai là do ruột bị kích thích thì không nên sử dụng những lại nước trái cây có chứa đường, có thể uống nước chanh ấm khi cảm thấy đầy hơi, chướng bụng.
Cần hạn chế hoặc tránh xa đường tinh luyện: cần loại bỏ những thức ăn, thức uống có chứa đường tinh luyện ra khỏi thực đơn hàng ngày, bởi trong đường tinh luyện có chứa Flactose sẽ làm cho chứng đầy hơi, chướng bụng càng trở nên nặng hơn, khó chịu hơn.
Hạn chế đồ ngọt giúp tránh được chứng đầy bụng khi mang thai
Hạn chế các thực phẩm dễ gây đầy hơi: Bao gồm đồ uống có gas, hành, đậu, bắp cải, các món chiên, các món chứa nhiều dầu mỡ,... Hãy dùng những loại thực phẩm cho bà bầu có nhiều dinh dưỡng, vitamin cũng như nhiều chất xơ...
Chia nhỏ bữa ăn: Cánh chị em có thể chia khẩu phần ăn trong nhiều thời điểm trong ngày, nhằm tránh sự đầy hơi hay khó chịu tại phần dạ dày. Điều này cũng sẽ giúp dạ dày giảm áp lực trong việc tiêu hóa khối lượng đồ ăn lớn, cũng như hạn chế được sự đầy hơi, khó tiêu.
Nhai kỹ và ăn chậm: Ăn chậm, nhai kỹ cũng giúp việc tiêu hóa sau đó nhẹ nhàng hơn, cũng như ít nuốt phải quá nhiều không khí khi ăn vào bụng, giảm thiểu tình trạng ứ đọng thức ăn.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phòng Khám Hồng Phúc chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc thăm khám cũng như chẩn đoán và chữa trị y khoa. Thai phụ không được tự ý mua thuốc để uống tại nhà nếu không hỏi ý kiến bác sỹ. Để biết chính xác tình trạng Đầy bụng khi mang thai phải xử lý như thế nào cần tới ngay phòng khám để được bác sĩ hỗ trợ trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ chữa trị phù hợp. Hotline: 02513819288.
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?