Nổi mề đay khi mang thai và những điều mẹ bầu lưu ý
Bà bầu bị nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai kỳ chính vì vậy thai phụ không nên chủ quan. Khi mang thai chị em cần chủ động nắm bắt những thông tin về các biểu hiện của bệnh để kịp thời tìm cách xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nội dung bài đọc dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về Nổi mề đay khi mang thai và những điều mẹ bầu lưu ý.
Hiện tượng nổi mề đay khi mang thai là gì?
Hiện tượng bà bầu bị nổi mề đay thường gặp ở khoảng 0,25% đến 1% nữ giới mang thai, là biểu hiện lành tính với những nốt sần, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Các nốt sần tập hợp lại thành mề đay. Mề đay xuất hiện chủ yếu đặc biệt là vùng rốn, vùng bụng,… Từ từ lan dần ra các khu vực khác như: tay, đùi, chân,… Bệnh dễ gặp ở những mẹ bầu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguyên nhân bà bầu nổi mề đay trong thai kỳ?
Hầu hết những trường hợp dị ứng nổi mề đay khi mang thai nguyên nhân do sự thay tâm lý và cơ thể một cách đột ngột. Các nguyên nhân chính bà bầu bị nổi mề đay được chuyên gia đưa ra có thể kể đến như sau:
Nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt là khoảng thời gian đầu mang thai. Lúc này lượng hormone có sự thay đổi đột ngột, kích thích gây ra triệu chứng mẩn ngứa mề đay xuất hiện.
Do người mẹ bị stress, căng thẳng, tâm lý bắt đầu thay đổi khi mang thai đã vô tình tạo điều kiện để bệnh mề đay khởi phát.
Sức đề kháng của thai phụ yếu, khi mang bầu hệ miễn dịch bị suy giảm, những yếu tố dị nguyên dễ dàng tấn công vào cơ thể, kích thích bà bầu dị ứng gây nổi mề đay khi mang thai.
Nguyên nhân khiến bà bầu nổi mề đay khi mang thai
Do mẹ bầu sử dụng nhiều loại thuốc khi mang thai như: các loại vacxin, thuốc bổ khiến bà bầu bị nổi mề đay khi mang thai.
Khi mang thai vùng bụng của chị em bị kéo căng, giãn nở, gây ra hiện tượng tổn thương dẫn đến ngứa ngáy, phát ban, nổi mề đay.
Do nữ giới đã tiếp xúc với một số tác nhân khiến da dị ứng như: lông động vật, mỹ phẩm, phấn hoa, khói bụi,… dẫn đến tình trạng bị nổi mề đay khi mang thai.
Nguyên nhân do người mẹ có cơ địa nhạy cảm, thời gian mang bầu càng có nguy cơ bị nổi mề đay. Ngoài ra, mẹ bầu còn mắc thêm một số bệnh lý như: viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.
Do chế độ dinh dưỡng có sự thay đổi đã làm tăng cân còn làm tăng khả năng bị nổi mề đay khi mang thai.
Do yếu tố thời tiết, nhiệt độ, khí hậu thay đổi cũng khiến cơ thể thai phụ không kịp thích nghi dẫn đến nổi mề đay.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác bị nổi mề đay như côn trùng đốt, nóng gan, nhiễm ký sinh trùng,…
Triệu chứng nổi mề đay lúc mang thai
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc những triệu chứng bà bầu bị nổi mề đay dễ nhận biết hơn các nhóm bệnh khác. Đa phần, thai phụ đều có các biểu hiện khác lạ trên da kèm theo đó là hiện tượng khó chịu, ngứa ngáy.
Một vài triệu chứng đặc trưng của nổi mề đay khi mang thai có thể kể đến như sau:
Da có triệu chứng sẩn phù, nổi mẩn đỏ. Các nốt này có thể nổi thành cục như hình muỗi đốt hoặc thành từng mảng. Kích thước cũng như màu sắc ở vùng da sẩn phù sẽ khác nhau tùy theo tình trạng của từng người bệnh.
Mẹ bầu bị nổi mề đay sẽ có cảm giác ngứa nhẹ hay ngứa dữ dội, rất khó chịu. Triệu chứng càng thể hiện rõ là vào ban đêm, sáng sớm, sau khi vận động do mồ hôi tiết ra.
Nổi mề đay khiến mẹ bầu ngứa ngáy khó chịu
Cơ thể chị em nổi mề đây khi mang thai tháng cuối khiến thai phụ mệt mỏi, bị hạ huyết áp khi mang thai làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cả tâm lý khiến triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn.
Nếu nổi mề đay ngày một tiến triển nặng, chị em có thể bị sưng phù ở mí mắt, môi và ở những vùng da mỏng,…
Tổn thương khi nổi mề đay lúc mang thai ảnh hưởng một vài vùng da hoặc có thể lan rộng sang các khu vực khác.
Một số triệu chứng khác như: tiêu chảy ở bà bầu, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, sốt, đau đầu thai kỳ, ra khí hư,…
Để đảm bảo an toàn, khi bà bầu có những triệu chứng bất thường hãy chủ động đến cơ sở y tế để tìm cách xử lý, tránh kéo dài dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị nổi mề đay khi mang thai
Nổi mề đay khi mang thai thường sẽ tự khỏi. Điều quan trọng là người mẹ cần tránh gãi mạnh, dưỡng ẩm tốt cho da, hạn chế dùng xà phòng để vệ sinh. Ngoài ra, thai phụ có thể thử áp dụng một số mẹo tại nhà như:
· Tắm bằng bột yến mạch giảm triệu chứng ngứa do nổi mề đay khi mang thai. Bột yến mạch có tác dụng chống viêm, bảo vệ và chăm sóc da mẹ bầu.
· Thêm baking soda vào nước tắm. Tuy nhiên, không ngâm quá lâu trong bồn tắm nhé.
Thuốc giúp giảm triệu chứng nổi mề đay ở mẹ bầu
· Dùng gel dầu dừa, lô hội, các kem dưỡng ẩm phù hợp với da của phụ nữ mang thai.
Bên cạnh việc chữa bằng phương pháp tự nhiên, thai phụ cũng có thể dùng thuốc mỡ steroid hay một số loại thuốc kháng an toàn cho thai nhi như: Chlor Trimeton, Allegra, Benadryl, Claritin, Zyrtec. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý những cảnh báo trên hộp thuốc trước khi thoa lên da hoặc uống nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ chuyên sản phụ khoa. Đối với những trường hợp bà bầu bị nổi mề đay quá nghiêm trọng không rõ nguyên nhân thì chị em nên đi khám để được các bác sĩ kê toa thuốc chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Để được tư vấn Nổi mề đay khi mang thai và những điều mẹ bầu lưu ý, mẹ bầu vui lòng gọi tới Hotline: 0251 381 9288 để được tư vấn miễn phí.
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?