Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

  Khó thở khi mang thai là một trong những biểu hiện thường gặp trong suốt quá trình mang thai, nhất là lúc về đêm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người ở giai đoạn khác nhau. Có nhiều bà bầu bị khó thở khi mang thai từ tháng thứ 5, tháng thứ 8 và tháng thứ 9. Thậm chí nhiều thai phụ còn bị đầy hơi khó thở ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Khó thở về đêm gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài khiến nữ giới mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Vậy, Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc tham khảo bài viết dưới đây nhé.

  

Nguyên nhân bà bầu bị khó thở?

  Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu khó thở trong thai kỳ. Đó có thể là các nguyên nhân khách quan do cơ thể có sự thay đổi khi mang bầu và cũng có thể do thai phụ mắc một vài bệnh lý nào đó gây nên.

  Khó thở khi mang thai, hormone của chị em thay đổi, đặc biệt là progesterone. Hormone này gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, còn có khả năng kích thích trung tâm hô hấp của thai phụ dẫn đến tình trạng bà bầu cảm thấy khó thở hay thở gấp hơn bình thường.

  Bên cạnh đó, khi mang thai, tử cung của thai phụ lớn dần để thích ứng với sự lớn lên của thai nhi. Khi tử cung mở rộng làm chèn ép cơ hoành khiến thai phụ cảm thấy khó thở. Do đó, trong suốt quá trình mang thai, nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cánh chị em dễ bị thiếu máu khi mang bầu. Tình trạng thiếu máu nếu không được thăm khám chữa trị sớm có thể dẫn đến khó thở khi mang thai.

Bệnh hen xuyễn là một trong những nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

Bệnh hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

  Ngoài ra, vẫn còn có một số nguyên nhân khác như:

  – Hen suyễn:

  Nếu bà bầu có tiền sử bệnh hen suyễn thì khi mang thai sẽ thường xuyên gặp phải biểu hiện khó thở. Thai phụ lúc này cần nói chuyện với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những phương pháp giúp khắc phục, an toàn khi có ý định có bầu để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con trong suốt thời kỳ mang thai, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

  – Thuyên tắc phổi:

  Dấu hiện này xảy ra khi huyết khối bị kẹt ở trong động mạch phổi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, gây đau ngực, ho, khó thở khi mang thai.

  – Bệnh cơ tim chu sản:

  Đây là một bệnh suy tim có thể xảy ra trong quá trình mang bầu hay ngay sau khi sinh. Bệnh thường có các biểu hiện như sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, mệt mỏi, tim đập nhanh. Những dấu hiệu này đều có thể dẫn đến tình trạng khó thở lúc mang thai.

  – Giữ nước:

  Trong thời kỳ mang bầu một số chị em gặp phải tình trạng phù nề. Đây là tình trạng bệnh dạng giữ nước khá nghiêm trọng cũng như phổ biến ở thai phụ. Phù nề gây ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi, dẫn đến tình trạng khó thở.

  – Thiếu máu:

  Khi bị thiếu máu, cơ thể phải làm việc gấp mấy lần để tạo ra oxy đi khắp cơ quan trong cơ thể. Do phải làm việc nhiều hơn bình thường nên khiến cơ thể mệt mỏi gây ra tình trạng khó thở khi mang thai.

Khó thở khi mang thai có đáng lo ngại không?

  Bà bầu bị khó thở hay thở nhanh lúc mang thai thường không gây hại cho thai phụ và thai nhi. Chị em chỉ cần nghỉ ngơi, đi nhẹ nhàng, có chế độ làm việc hợp lý, hạn chế lao động quá sức, nặng. Tuy nhiên, bà bầu bị khó thở đi kèm với các dấu hiệu sau thì cần nhanh chóng đến bệnh viện hay những cơ sở y tế phòng khám ngay lập tức:

  · Bệnh hen suyễn nghiêm trọng.

  · Thở gấp, nhịp tim tăng cao kéo dài, tim đập nhanh.

  · Mẹ bầu bị khó thở, kèm triệu chứng đau ngực.

Khó thở khi mang thai không quá nguy hiểm cho mẹ và bé

Khó thở khi mang thai không quá nguy hiểm cho mẹ và bé

  · Ho kéo dài, liên tục, ớn lạnh, sốt, thở khò khè.

  · Các ngón tay, chân cũng như môi chuyển sang màu xanh, tím.

  · Chị em mắc phải bệnh mạn tính.

  · Bà bầu bị khó thờ là biểu hiện phổ biến không gây ảnh hưởng đến mẹ cũng như bé. Tuy nhiên, khó thở khi mang thai sẽ đáng ngại khi có những triệu chứng đi kèm kể trên, vì vậy thai phụ cần đi khám sớm tại.

Khắc phục tình trạng mẹ bầu khó thở bằng cách nào?

  Bà bầu bị khó thở đa số là do cơ thể thay đổi hormone gây nên, rất khó để thay đổi hay trị dứt điểm. Tuy nhiên, thai phụ có thể làm theo một số cách sau đây để khắc phục tình trạng mẹ bầu khó thở làm giảm sự khó chịu cũng như cảm thấy dễ chịu hơn.

  Khi khó thở nên thay đổi tư thế. Khi đang ngồi, chị em nên ngồi thẳng lưng, đẩy vai ra phía sau. Nếu như đang nằm nên chèn gối phía trên nhằm giảm áp lực tử cung lên cơ hoành. Ngoài ra, thai phụ cần chọn tư thế nằm nghiêng bên trái để giúp tử cung không chèn lên động mạch, việc này giúp cải thiện tình trạng khó thở.

Thay đổi tư thế nằm giúp mẹ bầu dễ dàng thở hơn

Thay đổi tư thế nằm giúp mẹ bầu dễ dàng thở hơn

  Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho chị em mang thai như: yoga cho mẹ bầu, đi bộ, hoặc bơi lội,… Vì những bộ môn này giúp điều hòa đồng thời kiểm soát được hơi thở để giảm bớt tình trạng khó thở hay gặp.

  Ngoài ra, thai phụ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm quá sức, việc nặng. Đặc biệt, nếu có biểu hiện khó thở hãy ngừng tất cả việc đang làm, dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại trạng thái ổn định thông thường.

  **Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phòng Khám Hồng Phúc chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc thăm khám cũng như chẩn đoán hay chữa trị y khoa. Thai phụ không được tự ý mua thuốc để uống tại nhà. Để biết chính xác tình trạng bà bầu bị khó thở cần tới ngay phòng khám để được bác sĩ hỗ trợ trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ chữa trị phù hợp.

  icon Để biết thêm chi tiết về vấn đề Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục, mẹ bầu vui lòng gọi tới số Hotline: 0251 381 9288 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

  

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc