Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc chống say tàu xe không?
Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc chống say tàu xe không? Sở dĩ câu hỏi này được chú ý là do có rất nhiều cánh chị em sản phụ sẽ chuẩn bị cho nhiều chuyến đi du lịch cùng gia đình hoặc công tác tại những địa phương cách xa gia đình, cần có sự di chuyển bằng xe hoặc máy bay. Tuy nhiên, lại không rõ rằng có thể sử dụng thuốc chống say tàu xe hay máy bay không? Nhằm giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này, xin mời quý độc giả hãy vui lòng tham khảo bài viết sau.
Nguyên nhân làm cho bà bầu bị say tàu xe
Trong quá trình mang thai, không ít cánh chị em vì có những công việc riêng hoặc những buổi nghỉ dưỡng và sẽ có sự di chuyển linh động từ nơi này sang nới khác như: Du lịch, về quê, sang nước ngoài, công tác xa,…Và những khi di chuyển xa như thế, phải di chuyển bằng xe khách nhiều chổ ngồi, xe hơi, máy bay, thuyền, tàu lửa,… những lúc như vậy thì cánh chị em sẽ rất dễ bị say tàu xe khi mang thai.
Một số nguyên nhân khiến cánh mẹ bầu sễ bị xay xẩm, say tàu xe trong lúc di chuyển như:
- Phần lớn lượng máu bên trong cơ thể người mẹ đều dồn cho bào thai, do đó khu vực não bộ và tiền đình bị thiếu hụt khối lượng máu cần thiết, từ đó sẽ khiến thai phụ dễ bị say tàu xe.
- Nhiều chị em vì không có chế độ ăn những loại thực phẩm phù hợp cho bà bầu, vì vậy mà cơ thể không đủ khỏe mạnh, suy nhược, mệt mỏi.
Nguyên nhân bạn say tàu xe khi mang thai
- Áp lực từ khối lượng của thai nhi chèn ép lên dạ dày, làm mẹ bầu dễ bị buồn nôn trong lúc di chuyển xa
- Bà bầu bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc,… Khiến bản thân cảm thấy lừ đừ dẫn đến say xe dễ dàng
- Sự dằn xốc trong lúc phương tiện di chuyển khiến bản thân cánh mẹ bầu cảm thấy muốn nôn mửa, say tàu xe ở thai phụ.
- Cánh chị em sản phụ vô tình ăn quá no, thức ăn khó tiêu hóa và trong lúc di chuyển đường dài cảm thấy nặng nề, muốn nôn
- Không khí trong không gian của phương tiện không được thoáng đãng, gây ngột ngạt làm sản phụ cảm thấy buổn nôn
- Khi hai chất dẫn truyền tại thần kinh không thật sự hoạt động tốt, gây mất cân bằng và dẫn đến say tàu xe.
Triệu chứng say tàu xe thường gặp ở mẹ bầu
Những triệu chứng say tàu xe còn tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của phương tiện. Sau đây là một số triệu chứng đển hình của say tàu xe khi mang thai như:
- Dần cảm thấy đau đầu nhẹ, khó chịu trong người và bắt đầu cảm thấy buồn nôn
- Cảm thấy yếu sức, mệt mỏi, choáng váng
- Trường hợp nặng sẽ cảm thấy hồi hộp tại khu vực lòng ngực, tiết nhiều nước bọt, mồ hôi tiết ra nhiều toàn thân, cơ thể trở nên xanh xao, tái mét và bắt đầu nôn mửa.
- Mẹ bầu dễ bị mất nước nếu thường xuyên nôn mửa trong suốt quá trình di chuyển
- Các triệu chứng say xe sẽ dần mất đi khi phương tiện ngừng di chuyển, một số khác sẽ hồi phục tình trạng say sẩm khi di chuyển đường dài từ 1 đến 2 ngày sau đó.
Say tàu xe khi mang thai có nên uống thuốc không?
Cánh sản phụ cũng quan tâm và thắc mắc liệu việc say tàu xe khi mang thai có nên uống thuốc không? Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết: Các dạng thuốc chống say tàu xe, say sóng nói chung đa phần đều an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, cũng như không có sự ảnh hưởng độc hại nào đến sức khỏe chung của cả hai.
Mẹ bầu có thể sử dụng Dimenhydrinate hoặc Diphenhydramine là thuốc kháng Histamine uống trước 30 phút trước khi di chuyển đường dài. Hay cánh chị em cần có những chuyến đi dài hạn hơn cũng có thể sử dụng những loại khác như Scopolamine hoặc Meclizine có tác dụng ngăn ngừa chứng say tàu xe ở mẹ bầu.
Các biện pháp không dùng thuốc như:
- Bổ sung Vitamin B6 sẽ giúp cánh chị em sản phụ hạn chế được sự buồn nôn hay ốm nghén trong lúc di chuyển đường dài
Bổ sung thêm vitamin B6 giúp thai phụ giảm chứng say tàu xe
- Nếu đi xe nhiều chổ, cánh sản phụ hãy ngồi vị trí trước xe, đi thuyền tàu thì nên ngồi tại vị trí trung tâm.
- Có thể đeo loại vòng bấm huyệt đặc biệt dùng để đi tàu xe hay di chuyển đường dài
- Có thể trò chuyện cùng người thân hay bạn bè xung quanh, hoặc ngủ hay nghe nhạc thư giãn, điều này cũng giúp giảm say tàu xe khi mang thai.
- Có thể hãy hạ ghế ngã ra sau càng nhiều càng tốt nếu được sự đồng ý của người ngồi sau
- Nếu đi xa cùng gia đình bạn bè và cảm thấy dần bị xây xẩm, hãy yêu cầu dừng trạm, ra ngoài đi dạo và hít thở không khí trong lành từ 5 đến 10 phút.
- Tránh ăn quá no, tránh ăn những đồ chiên xào, cay nóng, nhiều dầu mở trước khi đi đường dài.
- Ăn kẹo gừng, uống trà gừng ấm, bấm huyệt
Với những thông tin trên đã đôi phần giúp bạn hiểu hơn về việc say tàu xe khi mang thai có nên uống thuốc không? Ngoài ra, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào củng cần thông qua sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, nhằm có thể được chỉ dẫn sử dụng đúng cách và phù hợp với bản thân của mẹ bầu, tránh đi những sai sót không đáng có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bào thai trong bụng. Hotline: 0251 381 9288
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?