Hướng dẫn chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa của thai kỳ
Khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian gần như tuyệt vời nhất trong 9 tháng mang thai. Thai nhi lúc này đang lớn dần lên và dần hoàn thiện các bộ phận theo từng ngày, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ nhất theo từng tuần tuổi. Thế nhưng, liệu bạn đã biết hết những Hướng dẫn chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa của thai kỳ để thai nhi vẫn tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Hãy xem ngay những chia sẻ dưới đây của các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc để bỏ túi thêm cho mình những thông tin hữu ích nhé.
Sự thay đổi cơ thể mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đã phát triển lớn hơn đồng thời mạnh mẽ hơn vì thế nhiều thai phụ bắt đầu có dấu hiệu bụng lớn hơn.
Hầu hết cánh chị em nhận thấy rằng tam cá nguyệt thứ hai, dễ dàng hơn nhiều so với tam cá nguyệt thứ nhất. Để hiểu được thai kỳ theo từng tuần tuổi có thể giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chuẩn bị sự thay đổi lớn sắp tới ở cơ thể.
Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, thời kỳ mang thai được chia ra 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn ở 3 tháng, tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
Sự thay đổi cơ thể mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ hai, những biểu hiện mà thai phụ có thể gặp phải trong 3 tháng đầu tiên bắt đầu có sự cải thiện. Nhiều mẹ bầu cho biết cảm giác buồn nôn, mệt mỏi bắt đầu triệu chứng giảm bớt và họ coi tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn dễ dàng nhất của thai kỳ. Những thay đổi cũng như triệu chứng sau có thể xảy ra như: Tử cung mở rộng, chóng mặt hoặc choáng váng do huyết áp hạ, bắt đầu thấy bụng to hơn, cảm thấy thai nhi đang di chuyển, cơ thể nhức mệt mỏi, tăng khẩu vị, trên bụng xuất hiện vết rạng, ở vú, đùi hay mông, thay đổi màu da như : sạm da quanh núm vú, dấu hiệu các mảng da sẫm màu, ngứa, mắt cá chân hoặc bàn tay sưng.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám ngay hay liên hệ với các bác sĩ khi thấy những triệu như: đau bụng, sốt, khó thở, ho, buồn nôn, nôn, vàng lòng trắng của mắt, sưng tấy, cân nặng tăng nhanh chóng, kèm theo đó là biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, đi tiểu ít, cử động của thai nhi yếu,...
Với thai kỳ, giai đoạn này những cơ quan đang dần phát triển đầy đủ. Thai nhi bắt đầu phát triển mạnh về não bộ, hình thể, có thể nghe và nuốt, hình thành thói quen mút tay. Dù lúc này chức năng nghe của thai chưa hoàn chỉnh nhưng trên thực tế em bé đã bắt đầu làm quen với những âm thanh xung quanh, nhất là giọng nói của mẹ và bố,...
Trong tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu di chuyển, đồng thời phát triển các chu kỳ thức giấc, ngủ mà phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu cảm nhận thấy.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa: Lưu ý lịch khám thai
Các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ từ khoảng 2 tuần - 4 tuần một lần trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Những xét nghiệm mà các bác sĩ thực hiện trong quá trình thăm khám gồm: đo huyết áp, siêu âm, kiểm tra cân nặng, ra bệnh đái tháo đường bằng xét nghiệm máu, hay dị tật bẩm sinh, những xét nghiệm sàng lọc di truyền khác, chọc dò ối,…
Khám thai thường xuyên theo định kỳ
Giai đoạn này, cánh chị em có thể lên kế hoạch chuẩn bị sinh như trang bị những thứ cần thiết cho kỳ sinh nở nhằm giúp cho tam cá nguyệt thứ 3 bớt căng thẳng. Mẹ bầu cũng có thể tham gia các lớp giáo dục trước khi sinh được tổ chức tại phòng khám hay một số bệnh viện. Ngoài ra, nên tham gia các lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ, cách chăm sóc cũng như cách sơ cứu trẻ sơ sinh…
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa của thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng:
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ cần thêm khoảng 300 calo đến 500 calo mỗi ngày. Vì chế độ ăn của thai phụ cần phải đảm bảo sự cân bằng với những thực phẩm đa dạng như: cá béo, thịt nạc, đậu lăng, rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các thực phẩm từ sữa, trái cây,…
Việc này nhằm bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi như: folate, axit béo omega-3, protein, vitamin D, canxi…
Bà bầu cũng có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh tình trạng bị táo bón.
Ngoài ra, chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa cũng cần chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu magie như: Đậu, ngũ cốc nguyên hạt, và bổ sung đủ lượng canxi khuyến nghị của bác sĩ để tránh bị chuột rút khi mang thai.
Ở tam cá nguyệt thứ 2, thai phụ cần uống từ 8 cốc đến 12 cốc nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa cơ thể bị mất nước, ngăn chặn các biến chứng do mất nước. Ngoài ra, việc uống nước nhiều cũng giúp mẹ bầu tránh bị chuột rút đồng thời giảm táo bón thai kỳ.
Chề độ dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng giữa chu kỳ
Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa bằng chế độ sinh hoạt khoa học:
· Thai phụ cần vận động thường xuyên, nhẹ nhàng với các bài tập yoga dành cho bà bầu 3 tháng giữa hay những bài tập kegel hỗ trợ làm săn chắc cơ sàn chậu.
· Đối với tư thế ngủ của mẹ bầu 3 tháng giữa tốt nhất là nên ngủ nghiêng, kê gối giữa hai chân.
· Trong thời kỳ mang thai người mẹ nên mang giày đế thấp, giúp chân thoải mái để giảm chuột rút, tránh té ngã.
· Cần chú ý vệ sinh răng miệng để tránh chảy máu nướu. Sử dụng bàn chải lông mềm, và dùng chỉ nha khoa.
· Thai phụ lựa chọn áo ngực sao cho phù hợp, đúng kích cỡ để tạo sự thoải mái cho cơ thể.
· Khi mang thai để giảm bớt nghẹt mũi, cánh chị em có thể nhỏ nước muối sinh lý, sử dụng những phương pháp tự nhiên cũng có thể thử sử dụng máy tạo độ ẩm.
· Khi ra ngoài nên thoa kem chống nắng với chỉ số SPF 30 là ít nhất. Hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt chú ý là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều bằng cách mặc quần dài, đội mũ rộng vành mặc quần áo dài tay, và đeo kính râm.
Đối với việc quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa, Vì đây là giai đoạn thai phụ cảm thấy khá thoải mái đồng thời thai nhi vẫn chưa quá lớn, người mẹ hoàn toàn có thể làm chuyện ấy. Không những vậy, ở giai đoạn thai 3 tháng giữa này, chuyện yêu giữa hai vợ chồng cũng trở nên hấp dẫn hơn vì lúc này ham muốn tình dục tăng lên, chất dịch tiết ra nhiều hơn bình thường, người mẹ dễ dàng quan hệ tình dục hơn. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng đừng “yêu” quá cuồng nhiệt, mạnh bạo giúp tránh gây hại cho bé.
Những điều kiêng kỵ khi chăm bà bầu 3 tháng giữa:
· Tránh quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa nếu thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, chảy máu trong giai đoạn mang thai, tử cung cung có vấn đề,…
· Tránh mang vác đồ nặng, khom người, đứng quá lâu,...
Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng giữa
· Tránh ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, có tính axit chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, những thực phẩm như cá sống, hải sản hun khói, vì cá có hàm lượng thủy ngân cao, thịt nguội hay sữa chưa tiệt trùng.
· Hạn chế tắm nước quá nóng
· Mẹ bầu cần cố gắng không nằm ngửa trong 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ.
· Tránh sử dụng aspirin, thuốc ibuprofen khi mang thai
· Không nên tập thể dục quá mạnh hay tập những bài tập có thể gây tổn thương vùng bụng.
· Tránh sử dụng cafein, các chất gây nghiện, hút thuốc, …
· Tránh tiếp xúc với phân động vật như chó mèo vì thai phụ có thể bị nhiễm toxoplasmosis.
Trên đây là những điều cần biết về cách Hướng dẫn chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa của thai kỳ. Dù đây là giai đoạn tuyệt vời nhất nhưng mẹ vẫn nên lưu ý những điều trên để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con . Để được tư vấn trực tiếp, hoàn toàn miễn phí bạn đọc vui lòng bấm số 0251 381 9288 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?