Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Bà bầu bị đau dạ dày có sao không?

  Trong quá trình mang thai, bất kỳ một biểu hiện nào bất thường ở cơ thể cánh chị em sản phụ cũng đều được quan tâm đến, trong đó có tình trạng đau dạ dày ở bà bầu. Vì thế, nhằm giải đáp cụ thể hơn về chủ đề như đã nêu trên, xin mời quý độc giả hãy vui lòng tham khảo các thông tin tại bài viết sau.

Nguyên nhân phụ nữ thường đau dạ dày lúc mang thai?

  Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa liệt kê như sau:

  Bất ổn nội tiết tố

  Do đang trong thai kỳ nên hormone progesterone ở người phụ nữ có chiều hướng tăng đột ngột. Loại hormone này có vai trò nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung và hạn chế nguy cơ sảy thai nhưng khi nó tăng lên bất thường lại dễ làm cho nhu động ruột giảm, tăng áp lực ổ bụng và kích thích dạ dày. Hệ quả từ đó là dạ dày có xu hướng bài tiết dịch vị nhiều hơn, co bóp quá mức và gây đau.

  Tình trạng ốm nghén:

  Trong 3 tháng đầu mang thai, cánh chị em sản phụ sẽ không khó để có thể cảm nhận được cảm giác ốm nghén khi mang thai, cùng với việc buồn nôn, nôn ói, nôn nhiều,… làm kích thích đến sự co bóp quá độ ở phần dạ dày, đẩy mức dịch vị được tiết ra nhiều và gây đau.

Tình trạng ốm nghén cũng gây đau dạ dày ở thai phụ

Tình trạng ốm nghén cũng gây đau dạ dày ở thai phụ

  Tử cung bị co giãn

  Trong quá trình mang thai, khu vực tử cung của mẹ bầu sẽ có sự giãn nở nhằm giúp không gian trong bụng mẹ có đủ chổ cho bào thai phát triển, gây nên sự áp lực tại ổ bụng, khiến phần dạ dày và ống hậu môn bị kích thích. Đấy cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cánh chị em sản phụ bị đau dạ dày.

  Thói quen trong việc ăn uống

  Khu vực dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thói quen ăn uống của mẹ bầu. Nếu số lượng thức tăng đột ngột, ăn quá nhiều nhóm trái cây chứa vị chua (vitamin C), sử dụng chất kích thích như rượu bia, ăn đêm thường xuyên,… Thì cũng rất dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

  Thần kinh thường xuyên căng thằng

  Khi mang thai, cánh chị em sản phụ thường hay rất dễ lo lắng về vấn đề sức khỏe giữa mẹ và bé, cùng với nhiều tâm tư khác nên chính vì thế mà các nội tiết tố bên trong cơ thể thường dễ bị bất ổn, khiến nhiều chị em dễ bị nhạy cảm hơn bao giờ hết, gây căng thẳng kéo dài và tạo áp lực đến dây thần kinh não - ruột. Kết quả của một quá trình tích tụ về mặt tiêu cực ở tâm lý sẽ làm dạ dày bị đau, sở dĩ như thế là do dạ dày bài tiết Axit quá mức.

Triệu chứng khi bà bầu đau dạ dày

  Ợ chua, ở nóng hoặc buồn nôn:

  Buồn nôn là biểu hiện rất đặc trưng khi cánh chị em bước vào giai đoạn mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, buồn nôn cũng được xem là triệu chứng đặc trưng của bệnh dạ dày bởi sự trào ngược thực quản.

  Cảm thấy nóng rát dạ dày:

  Thông thường khi sản phụ mắc phải chứng đau dạ dày ở bà bầu sẽ có biểu hiện ợ hơi, nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong quá trình mang thai.

  Dạ dày bị đau:

  Trong giai đoạn từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 khi mang thai, cánh chị em sẽ có cảm giác dạ dày đôi phần khó chịu hơn. Những cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện, triệu chứng rõ nhất là tại vùng hõm xương ức và phía trên rốn (vùng thượng vị). Cơn đau sẽ rõ cảm hơn khi mẹ bầu cảm thấy đói hoặc ho. Ngoài ra, cơn đau nằm tại phía bên trái, trên phần rốn là biểu hiện của tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

  Máu lẫn trong phân:

  Với trường hợp dạ dày bị chảy máu thì khi đi đại tiện sẽ nhận thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen thẩm. Tuy nhiên, đây là triệu chứng hiếm gặp. Khi nhận thấy biểu hiện này ở bản thân, sản phụ cần nhanh chóng đến ngay cơ sở chuyên khoa hoặc bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

  Biểu hiện chướng bụng:

  Viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa thức ăn khi nạp vào cơ thể. Thức ăn bị tiêu hóa chậm sẽ gây tình trạng tồn đọng, làm mẹ bầu chướng bụng, khó tiêu, tối loạn tiêu hóa,…

Có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày cho bà bầu?

  Theo các bác sỹ chuyên sản khoa, bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên dùng thuốc đau dạ dày. Sở dĩ như thế, bởi việc sử dụng thuốc làm giảm đau dạ dày sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ, ngoài ra cũng phần nào làm rối loạn đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ.

  Thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, các cơ quan như thần kinh trung ương, tim, tứ chi,.... Của bào thai sẽ hình thành, chính vì thế việc dùng thuốc giảm đau dạ dày sẽ rất dễ gây nên hiện trạng thai bị dị tật, quái thai.

  Đối với bào thai ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ ít có sự nhạy cảm với các dược liệu từ thuốc. Tuy nhiên, vẫn có các bộ phận tiếp tục phát triển như hệ thần kinh và bộ phận sinh dục phía ngoài, nên cũng có thể bị ảnh hưởng xấu từ thuốc. Vì thế, khi đau dạ dày 3 tháng giữa thai kỳ, bất kể việc bạn dùng loại thuốc nào cũng cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

  Đối với 3 tháng cuối, đây là khoảng thời gian bào thai đã có sự phát triển và hình thành đôi phần đầy đủ, nhưng gan chưa làm tốt các chức năng chuyển hóa của nó, thận chưa đào thải tốt,…Chính vì vậy mà các dược liệu có trong thuốc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến bào thai.

Cách xử lý hiệu quả chứng đau dạ dày khi mang thai

  Sau đây sẽ là một số chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc gửi đến bạn đọc về cách xử lý khi bà bầu bị đau dạ dày như:

  Cần ghỉ ngơi nhiều hơn

  Việc nghỉ ngơi là điều cần thiết đối với cảnh sản phụ, Vì thế, cánh chị em cần tránh những công việc quá sức, tạo áp lực đến dạ dày. Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày nhằm giúp cơ thể thư thái, tâm trí được thoải mái và cơ thể thêm khỏe mạnh.

  Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần tránh được nguy cơ đau dạ dày khi mang thai

Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần tránh được nguy cơ đau dạ dày khi mang thai

  Chọn thức ăn cho bà bầu có độ mềm vừa phải, tăng cường tinh bột trong bữa ăn, sữa, trứng, rau củ quả tươi,… Không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm thiểu tình trạng đau dạ dày ở bà bầu. Ngoài ra, thai phụ cần tránh các loại thức ăn có hại cho sức khỏe như: Thực phẩm chứa nhiều chất béo, coffee, bạc hà, chocolate, thực phẩm sống chưa qua chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm để lâu ngày,… Cánh mẹ bầu cũng không nên để bụng đói, bởi sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid đột ngột và rất dễ khiến bà bầu bị đau dạ dày.

  Hoạt động thể chất:

  Sau khi cánh chị em dùng bữa, cần nghỉ ngơi và không nên vận động mạnh. Sở dĩ như thế, bởi việc vận động mạnh sẽ khiến máu huyết ít lưu thông vào dạ dày, hạn chế những hoạt động của dạ dày, gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Vì thế, để có thể giúp tránh việc này, tầm sau từ 2 đến 3h sau bữa ăn, mẹ bầu mới có thể vận động thể chất bằng các bài tập nhẹ nhàng.

  Thường xuyên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ, yoga cho bà bầu... để tăng cường sức đề kháng làm cho tinh thần thoải mái hơn.

Để biết chắc chắn về tình trạng đau dạ dày khi mang thai thì chị em có thể đến Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể hơn nhé!

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...
Có nguy hiểm không khi mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch?

Có nguy hiểm không khi mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch?

Có nguy hiểm không khi mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch? Đây là thác mắc của không ít cánh...
Những loại cá cánh mẹ bầu không nên bổ sung trong khi mang thai

Những loại cá cánh mẹ bầu không nên bổ sung trong khi mang thai

  Những loại cá cánh mẹ bầu không nên ăn trong khi mang thai bởi không phải loại cá...
Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn yến sào là gì?

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn yến sào là gì?

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn yến sào là gì? Bởi không phải đây là một món...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc