Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo những bệnh nào?

  Bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo những bệnh nào? Bởi theo nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng việc chảy máu chân răng ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí tình trạng này còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và bé, nên cần được thăm khám và chữa trị thật nhanh chóng. Nhằm giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên mời quý độc giả cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

  da khoa hong phuc

Nguyên nhân chảy máu chân răng ở bà bầu

  Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở bà bầu như:

  · Nồng độ nội tiết tố biến đổi:

  Khi mang bầu, nồng progesteron tăng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nướu phát triển dễ dàng. Ngoài ra, sự gia tăng hocmon cũng làm mô nướu nhạy cảm hơn quá mức với mảng bám. Nếu trước đó mẹ bầu đã mắc viêm nha chu, viêm nướu thì tình trạng sẽ càng tệ hơn.

  · Thói quen ăn uống, môi trường miệng thay đổi:

  Khi mang thai miệng sẽ tiết ít nước bọt hơn so với bình thường. Nước bọt đóng vai trò giúp cân bằng môi trường miệng, rửa trôi vi khuẩn, mảng bám. Việc nước bọt tiết ra ít sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, sâu răng, gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu.

Nguyên nhân chảy máu chân răng ở mẹ bầu

Nguyên nhân chảy máu chân răng ở mẹ bầu

  Trong giai đoạn mang thai thói quen ăn uống hằng ngày cũng bị thay đổi. Nhiều người mẹ sẽ cảm thấy thèm tinh bột, đồ ngọt hơn. Đây là môi trường rất thích hợp để vi khuẩn phát triển trong mảng bám gây bệnh viêm nướu.

  · Phản ứng muộn với tình trạng nghén:

  Chảy máu chân răng khi mang thai đối với những chị em có biểu hiện nghén sớm trong thai kỳ, răng nướu dễ chịu ảnh hưởng do tác động của thai nhi. Khi thường xuyên ói, răng nướu liên tục chịu môi trường axit có hại. Dấu hiệu này không mấy dễ chịu với các mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ.

  · Các giác quan bắt đầu nhạy cảm hơn:

  Khi có thai nữ giới nhạy cảm với tất cả mọi thứ. Những thứ trước đây mặc dù rất thích hay không hề để ý, cũng trở nên vô cùng khó chịu. Mẹ bầu cảm thấy mùi vị của bạc hà trong kem đánh răng rất khó chịu hoặc các chất khác có trong sản phẩm chăm sóc răng miệng. Điều này là nguyên do khiến một số thai phụ lười chăm sóc răng. Thường người mẹ cảm thấy buồn nôn nên sẽ tránh chải răng hay súc miệng.

Bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo những bệnh nào?

  Chảy máu chân răng ở bà bầu có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý răng miệng như sau:

  Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi

  Khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi hormone là nguyên nhân khiến hơn 65% nữ giới có nguy cơ bị bệnh viêm nướu. Đặc biệt là vào 2 tháng đầu của thai kỳ, nhiều nhất là tháng thứ 8.

  Biểu hiện thường thấy đó là dễ bị chảy máu, nướu sưng đỏ. Khi đánh răng do có lực tác động có thể làm chảy máu thêm trầm trọng hơn. Viêm nướu dễ gặp phải trong lúc mang thai.

  Viêm nha chu:

  Tình trạng viêm nướu răng nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nha chu khiến nướu bị nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn tấn công vào bên trong cấu trúc răng gây hư hỏng nghiêm trọng làm cho răng dễ bị lung lay, yếu thậm chí rụng răng rất nguy hiểm.

  Không chỉ vậy những chất tiết ra khi viêm nhiễm tác động không tốt đến thai nhi, do sự dòng máu cung cấp đến bào thai bị hạn chế. Chính vì vậy, thai phụ cần phải tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

  Mòn răng:

  Hầu như chị em nào trong quá trình mang thai cũng ốm nghén thai kỳ, nôn. Dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên khoang miệng làm cho men răng bị mài mòn, cấu trúc men bị hư hỏng, dễ gây chảy máu.

  Cho nên, sau khi nôn thai phụ cần súc miệng sạch. Đồng thời sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần fluor để bảo vệ men răng, tránh axit gây mòn răng.

  U nhú thai nghén:

  Hiện nay, có khoảng 5% đến 10% người mẹ mắc phải bệnh lý này, thường xảy ra trong 3 tháng giữa thai kỳ. Lúc này xuất hiện những u nhú màu đỏ tại nướu răng hay vị trí khác trong khoang miệng. Có thể bị loét gây chảy máu.

  Sau sinh dấu hiệu u nhú thai nghén giảm dần, khỏi hẳn. Nếu bệnh ảnh hưởng đến việc ăn uống, bị kích ứng chảy máu và không khỏi mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để loại bỏ những u nhú này.

  Sâu răng:

  Có hơn 30% mẹ bầu có thói quen ăn các món ngọt có chứa nhiều đường gây bệnh sâu răng. Ban đầu sâu răng xuất hiện đốm trắng trên bề mặt răng dần dần phát triển thành lỗ sâu có màu nâu.

  Nếu không chữa trị sớm kịp thời tình trạng sâu răng phát triển nặng gây áp xe chân răng, viêm nhiễm ở mô vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bé lẫn người mẹ.

Kiến thức chăm sóc răng miệng cho thai phụ

  Để mẹ bầu không phải đối mặt với những bệnh lý về răng miệng điển hình như chảy máu chân răng khi mang thai, thì chị em nên thực hiện những điều sau đây:

  Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào những thời điểm sau bữa ăn để giữ vệ sinh.

  Trong giai đoạn đang ốm nghén, mỗi lần nôn thai phụ cần súc miệng sạch lại với nước để giảm bớt axit có trong miệng.

  Nếu đánh răng làm cho mẹ bầu buồn nôn thì có thể đánh nhẹ nhàng rồi đó miệng lại bằng dung dịch súc miệng hoặc nước muối loãng.

Kiến thức chăm sóc răng miệng cho thai phụ để không bị chảy máu chân răng

Kiến thức chăm sóc răng miệng cho thai phụ

  Tích cực ăn nhiều thực phẩm cho mẹ bầu giàu vitamin C, B12, canxi… Ngoài ra, nên hạn chế ăn đồ có ga, đồ ngọt.

  Việc vệ sinh răng miệng hợp lý cũng như chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất chị em khi mang thai được đảm bảo một sức khỏe tốt suốt giai đoạn bầu bí.

  Nhận biết bệnh răng miệng giúp phần nào mẹ bầu trang bị được những kiến thức đồng thời chuẩn bị tốt vấn đề này trước, trong lúc mang thai. Chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong giai đoạn này là một cách bảo vệ sức khỏe cho con yêu và bản thân mình.

   Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho mẹ bầu biết cách chăm sóc răng miệng thật tốt nhằm đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Nếu chị em vẫn còn thắc mắc về vấn đề Bà bầu bị chảy máu chân răng cảnh báo những bệnh nào? Hãy liên hệ số Hotline: 0251 381 9288 để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

  da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?

Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?

Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì? Bởi ai cũng biết rằng...
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì? Bởi trứng gà là loại thực phẩm...
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc