Suy dinh dưỡng bào thai phải làm sao? Chẩn đoán và phòng ngừa
Suy dinh dưỡng bào thai là những bào thai dù đủ tháng nhưng cân nặng đạt dưới 2500g. Bị suy dinh dưỡng thai kỳ là do trong thời gian mang thai mẹ bầu không được nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ, làm việc quá sức hay bị đau ốm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây về Suy dinh dưỡng bào thai phải làm sao? Chẩn đoán và phòng ngừa nhằm khắc phục tình trạng này khi còn trong bụng mẹ.
Suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là những bào thai dù đủ tháng nhưng cân nặng đạt dưới 2500g. Bị suy dinh dưỡng thai kỳ là do trong thời gian mang thai mẹ bầu không được nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ, làm việc quá sức hay bị đau ốm.
Nếu sinh đủ tháng cân nặng chỉ dưới 2,5 kg thì khả năng cao bé bị suy dinh dưỡng trong bụng người mẹ. Các nhà chuyên môn chia ra 3 mức độ suy dinh dưỡng:
· Loại nhẹ: Bé có chiều dài bình thường, cân nặng giảm so với trẻ có cân nặng cũng như tuổi thai tương ứng.
· Loại trung bình: Chiều dài và cân nặng giảm, ngoài ra vòng đầu bình thường.
· Loại nặng: Có vòng đầu, chiều dài, cân nặng đều giảm.
Hình ảnh suy dinh dưỡng bào thai
Các bé có vòng đầu bình thường đây là loại suy dinh dưỡng nhẹ nhất. Phát triển trong bào thai, sự phân chia tế bào tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường nuôi dưỡng không khó khăn lắm. Nếu sống qua giai đoạn sơ sinh đồng thời nuôi dưỡng đúng cách trẻ sẽ phát triển tương đối bình thường về mặt vận động, tinh thần.
Còn nếu trẻ có vòng đầu nhỏ khi sinh, là biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu tế bào não trong bào thai. Khi ở mức độ trung bình có thể sống qua được giai đoạn sơ sinh, nhưng sinh những trẻ này thường viêm phổi, ngạt, chảy máu hay giảm đường huyết. Những bé này không phát triển bình thường, chậm phát triển về tinh thần, lâu lớn thậm chí di chứng thần kinh. Mức độ nặng có thể bị chết trong giai đoạn sơ sinh do viêm phổi, hít phải nước ối, ngạt, bị nhiễm trùng nặng.
Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không?
Chậm phát triển
Trong trường hợp cánh chị em vướng phải suy dinh dưỡng bào thai, phần lớn trẻ sẽ bị thấp còi xương, chiều cao chậm phát triễn, cân nặng không đủ, não bộ bị ảnh hưởng, cũng như các bộ phận khác cũng bị nhiều tác động xấu như gan, thận,…thai nhi sinh ra sẽ thấp còi, chiều cao, cân nặng phát triển kém, ảnh hưởng đến não bộ, gan, thận… Ngoài ra, các bé bị suy dinh dưỡng bào thai thường mang nguy cơ cao rằng não sẽ chậm phát triển và không lanh lẹ như các bé không mắc bệnh khác, cánh chị em cần cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 2 năm đầu đời.
Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn
Thông thường, những đối tượng trẽ bị suy dinh dưỡng sẽ thiếu hụt rất nhiều các chất như vitamin A, C… Đây là các Vitamin giúp cũng cố hệ miễn dịch cho trẻ. Nếu thiếu hụt, các virus nguy hiểm sẽ bị tấn công, dễ bệnh tật. Ngoài ra, các bé khi còn là bao thai và mắc phải suy dinh dưởng dễ bị sỏi, viêm dường hô hấp,…
Đường huyết gặp vấn đề
Những đứa trẻ mắc phải suy dinh dưỡng thường sẽ có nguy cơ hạ đường huyết dễ dàng hơn đối với những đứa trẻ có thể trạng bình thường. Những biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị giảm đường huyết như: run rẩy, khóc thét, ngưng thở, tim đập mạnh, tím tái, co giật,…
Bé dễ hạ thân nhiệt
Khi bị suy dinh dưỡng bào thai, thì thể trạng cơ thể bé sinh ra sẽ rất dễ bị hạ thân nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài. Nếu cánh mẹ bầu không ủ ấm bé kỹ lưỡng, thì tình trạng giảm thân nhiệt sẽ tuột mạnh cùng với các hậu quả khó lường trước được. Rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Nếu không ủ ấm cho bé, thân nhiệt của bé có thể giảm mạnh, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Chẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng thai kỳ thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt trên cơ thể thai phụ, do đó khó chẩn đoán được. Khi khám thai, người hộ sinh thường thấy bụng mẹ bầu nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp với tuổi của thai.
Thai suy dinh dưỡng phải làm sao?
Chẳng hạn như thai đủ tháng, thì chiều cao dạ con đo từ xương mu trở lên phía rốn ít nhất cũng bằng hay lớn hơn 30cm nhưng khi khám chỉ đo được 26 đến 27cm thì phải nghĩ đến trường hợp thai bị suy dinh dưỡng. Mỗi tuổi thai có chiều cao dạ con tương ứng với nó, khi chiều cao dạ con 28cm thai khoảng 8 tháng (33-34 tuần) là bình thường, nhưng nếu có thai đủ tháng thì là thai suy dinh dưỡng.
Vì thế thai phụ phải nhớ đúng ngày kinh lần cuối trước khi có thai để từ đó bác sĩ tính được tuổi thai một cách chính xác. Ở các cơ sở phòng khám y tế chuyên khoa sản, bác sĩ dùng những máy hiện đại (siêu âm) giúp chẩn đoán cũng như theo dõi sự phát triển của thai. Tuy nhiên dấu hiệu dạ con nhỏ, chiều cao thấp so với tuổi thai vẫn là dấu hiệu chính để phát hiện, chẩn đoán suy dinh dưỡng thai kỳ.
Thai suy dinh dưỡng phải làm sao?
Với những bé bị suy dinh dưỡng thai kỳ, việc chăm sóc nuôi dưỡng có tầm quan trọng rất lớn. Người mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Cần ủ ấm cho bé thường xuyên, để bé nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh
– Tắm bằng nước ấm, thay băng rốn hàng ngày
– Cho bú mẹ sớm, trong nửa giờ đầu sau khi sinh. Bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, cho trẻ bú nhiều lần kể cả ban đêm hơn những trẻ có cân nặng bình thường.
– Theo dõi để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi trẻ hạ thân nhiệt, hạ đường máu, hạ canxi máu
Thai suy dinh dưỡng cho bú mẹ càng sớm càng tốt
– Chỉ ăn bổ sung khi được 6 tháng tuổi, đảm bảo khẩu phần có đủ dinh dưỡng về lượng và chất. Chọn thực phẩm giàu sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D,… Giúp bé phát triển chiều cao, đồng thời phòng ngừa suy dinh dưỡng thấp còi.
– Cho bé uống vitamin A, vitamin D, tiêm vắc-xin đầy đủ theo quy định y tế.
– Cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng sau: kẽm, canxi, vitamin D, A… dưới dạng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ.
Nếu con bị suy dinh dưỡng bào thai người mẹ hãy áp dụng những biện pháp trên để con phát triển tốt hơn khi sinh ra. Tốt nhất là đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện từ khi còn là bào thai bởi giai đoạn này đặc biệt rất quan trọng.
Phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai
Thường nhiều người mẹ khi ở cuối thai kỳ có mức tăng cân thấp, dưới 6kg chắc chắn bị suy dinh dưỡng bào thai. Chính vì vậy cần có một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý như:
- Ăn đủ chất: Khi mang thai ăn đủ chất, đa dạng những loại thực phẩm, đặc biệt nhiều trái cây tươi, hạt, rau củ, thực phẩm giàu protein. Ăn 4 đến 5 bữa một ngày nhằm đảm bảo thai kỳ có đầy đủ chất dinh dưỡng trong bụng.
- Ăn thức ăn có giàu đạm, canxi như trứng, cua, sữa,... Trong cả quá trình mang thai cần tăng từ 9-14kg, nếu đa thai thì tăng từ 15-20kg.
- Khi mang thai cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi và thư giãn, sẽ giúp cơ thể hồi phục năng lượng, phòng tránh được các loại bệnh tật.
Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai
- Không uống rượu, bia, chất kích thích như cà phê đặc biệt là hít khói thuốc sẽ làm bé có nguy cơ bị thiếu cân suy dinh dưỡng.
- Tinh thần lạc quan, tránh áp lực, mệt mỏi suốt quá trình mang thai.
- Bỏ chút thời gian tập hít vào thở ra, thường xuyên đi bộ nhẹ khi thai 7 tháng tuổi trở lên.
- Chú ý bổ sung vitamin cho bà bầu như: vitamin E sắt, folate, vitamin B1, B6, canxi,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người mẹ cần chú ý khám thai theo định kỳ và thường xuyên, tránh bị stress sẽ giúp một phần nào giảm thiểu tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thai kỳ.
Một số thắc mắc bạn có thể liên hệ ngay với BS từ Phòng khám Hồng Phúc chúng tôi:
- Thai 35 tuần bị suy dinh dưỡng phải làm sao?
- Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai như thế nào?
- Thai bị suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Một số thắc mắc về suy dinh dưỡng bào thai
Một số thắc mắc về suy dinh dưỡng bào thai mà rất nhiều cánh sản phụ quan tâm đến trong thời điểm hiện nay như sau:
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai như thế nào?
Cánh chị em cần ủ ấm cho trẻ liên tục nhằm tránh nhiễm hàn, tốt nhất là bé có thể nằm cạnh mẹ ngay sau khi sanh ra đời.
Cần tắm rửa cho bé bằng nước có nhiệt độ ấm giúp bé cảm thấy dễ chịu, thay băng rối liên tục.
6 tháng đầu cần bú sữa hoàn toàn từ mẹ, trẻ cần nạp sữa nhiều lần trong ngày và kể cả ban đêm (việc cho bé bú sữa sẽ thường xuyên hơn so với các trẻ không bị suy dinh dưỡng)
Cần theo dõi kỹ lưỡng về các dấu hiệu cơ thể của trẻ, bất kỳ một biểu hiện bất thường nào cũng cần hỗ trợ chữa trị kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ chỉ có thể được ăn bổ sung khi đạt 6 tháng tuổi, phải đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng của bé phải thật khoa học và chứa nhiều hoạt chất tốt như: Sắt, canxi, kẽm, vitamin A, D… nhằm có thể giúp bé phát triển về chiều cao, phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi về sau.
Cho trẻ uống vitamin D, A cùng với việc tiêm ngừa vắc-xin theo quy định của y tế.
Thai 35 tuần bị suy dinh dưỡng nguy hiểm không?
Thai 35 tuần bị suy dinh dưỡng nguy hiểm không? Cũng được xem là một câu hỏi khiến không ít chị em đau đầu. Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Phòng Khám Hồng Phúc Đồng Nai cho biết: Việc suy dinh dưỡng bào thai không chỉ cho trẻ bị còi xương, còi cọc khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, mà sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe, cùng sự phát triển về cơ thể lẫn tư duy của bé về sau.
Chính vì điều đó, cánh chị em có thai 35 tuần tuổi bị suy dinh dưỡng cần thường xuyên thăm khám sản khoa, cũng như thực hiện theo sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên sản phụ khoa về việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày, thói quen sống và theo dõi các biểu hiện của bản thân thật kỹ lưỡng, nhằm có thể kịp thời được hỗ trợ chữa trị nhanh chóng khi có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào diễn ra.
Thai 36 tuần 37 tuần bị suy dinh dưỡng?
Thai 36 tuần bị suy dinh dưỡng hay thai 37 tuần bị suy dinh dưỡng… Thì trong giai đoạn này, hoạt chất cần thiết chính là vitamin B12. Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B12 gồm: Bí đỏ, thịt heo, cá, trứng sữa chua, sữa ít béo,…
Cánh chị em khi có tình trạng thai 36 tuần 37 tuần bị suy dinh dưỡng cần chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, nhằm có thể giúp hệ tiêu hóa được hoạt động nhẹ nhàng, không bị quá tải và giúp chất dinh dưỡng dễ dàng thẩm thấu vào bào thai.
Thai bị suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Chất béo và chất đạm: Cần bổ sung hai chất này đối với cánh chị em đang mắc phải suy ginh dưỡng bào thai. Chị em cần tăng thêm 15g/ngày so với người bình thường, ngoài ra sẽ tiêu thụ tầm 40g chất béo / ngày. Những thực phẩm chị em có thể tham khảo vào thực đơn ăn uống của mình như: trứng, sữa, cua, cá, tôm, ốc, đậu xanh, đậu tương, vừng, lạc,...
Chất sắt: Cần bổ sung 60 mg chất sắt /ngày trong toàn bộ giai đoạn mang thai và sau khi sanh một tháng, chất sắt có chứa nhiều trong: cá, thịt heo, nghêu, sò, hến, ốc, huyết động vật (huyết heo, huyết gà). ngũ cốc,…
Chất kẽm: Nếu cánh chị em đang trong giai đoạn mang thai nhưng lại thiếu kẽm sẽ rất dễ vướng phải tình trạng sinh non, sinh già tháng hoặc sẩy thai, hư thai cận sinh nở,… Chính vì những điều đó, cánh chị em cần bổ sung đầy đủ 15 mg chất kẽm/ngày. Nguồn cung cấp kẽm dồi dào là trong các loại thịt động vật và cá.
Không thể bỏ qua Canxi: Cần hấp thu từ 800 - 1.000 mg canxi/ ngày đối với chị em sản phụ mắc phải suy dinh dưỡng bào thai. Chất Canxi sẽ có hiều trong: cua, cá, tôm, sữa chua, sữa tươi,…
Để biết chắc chắn Suy dinh dưỡng bào thai phải làm sao? Chẩn đoán và phòng ngừa thì chị em có thể đến Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể hơn nhé! Hotline: 0251 381 9288
Báo chí nói về chúng tôi:
suckhoedoisong.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng
dantri.com.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc: Địa chỉ khám nam khoa uy tín
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?