Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Tình trạng áp xe vú có nguy hiểm không?

Lượt xem : 414

  Tình trạng áp xe vú có nguy hiểm không? Bệnh áp xe vú do các hại khuẩn gây nên và xuất hiện phổ biến ở chị em phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú. Nếu cánh nữ giới vẫn đang quan tâm về chủ đề trên xin mời cùng tham khảo những nội dung sau đây nhé.

da khoa hong phuc

Tình trạng áp xe vú có nguy hiểm không?

  Áp xe vú là hiện tượng bắt gặp thường xuyên ở nữ giới trong thời gian cho con bú. Các biểu hiện bệnh như: Sưng, đau nhức, sốt, phù nề,... Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt mà còn khiến tâm trạng bất an, lo lắng,...

  Hiện nay, khoảng 10% - 30% trường hợp áp xe vú được tìm thấy ở nữ giới sau sinh và đang cho con bú. Áp xe vú cũng có khả năng xuất hiện ở những nữ giới thừa cân, bầu ngực to hoặc người không giữ vệ sinh cá nhân.

  Một vài loại áp xe vú có thể bắt gặp ở nữ giới không cho con bú là áp xe dưới quầng vú. Đây là khối nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở khu dưới quầng vú ( Vùng da sẫm màu xung quanh núm vú ).

Tình trạng áp xe vú có nguy hiểm không?

Tình trạng áp xe vú có nguy hiểm không?

  Áp xe vú được xếp vào dạng bệnh nguy hiểm. Giai đoạn đầu, bệnh có khả năng gây cho cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan đến bả vai, cánh tay. Khi đã chuyển qua giai đoạn hình thành áp xe, toàn thân bệnh nhân sẽ chịu những tổn thương nặng nề như: Nóng vùng da trên ổ áp xe, căng tức ngực, sưng tấy, nhiệt độ cơ thể tăng cao, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng. Tụt núm vú và có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, những tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có khả năng lẫn với mủ chảy qua đầu núm vú, có mùi hôi tanh.

  Nếu tình trạng áp xe vú không được chữa trị kịp thời sẽ tạo nên áp xe vú tái phát, áp xe vú sẽ tự vỡ hoặc hoại tử. Tuyến vú mất đi chức năng tiết sữa dẫn đến mất sữa. Những nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng sẽ lan sang các mạch máu di chuyển đến toàn cơ thể gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng huyết, suy thận, nguy hiểm hơn là hoại tử các chi,... Đó là các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa áp xe vú

  Nhằm hỗ trợ chữa trị áp xe vú được hiệu quả, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau:

  Không cho trẻ bú bên phần vú bị áp xe, cần nghỉ ngơi nhiều.

  Nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và cũng không quên đảm bảo dinh dưỡng nhằm nhanh hồi phục sức khỏe.

  Chỉ nên cho trẻ bú bên phần không bị áp xe hoặc vắt sữa cho con bú bên ngoài để hạn chế hiện tượng nhiễm khuẩn cho trẻ.

  Chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng, vắt sữa bỏ nhằm hỗ trợ thông tuyến sữa.

  Uống thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau và hạ sốt theo chỉ định bác sĩ.

  Đối với trường hợp uống thuốc không thể khắc phục triệt để bệnh thì bên phần vú bị áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặng mủ đối với phần áp xe vùng da nông. Trái lại với người bệnh bị áp xe ăn sâu vào trong, các chuyên gia sẽ tiến hành chích ổ áp xe dọc theo nan hoa cách đầu ti 2 - 3 cm. Sau khi thực hiện tháo mủ bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống dẫn lưu. Mỗi ngày, vú áp xe sẽ được bơm vệ sinh ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với thuốc kháng sinh toàn thân.

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa áp xe vú

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa áp xe vú

  Để phòng ngừa áp xe vú, phụ nữ đang cho con chú cần lưu ý một số điều sau:

  Sau quá trình sinh con mẹ cần mát xa nhẹ bầu vú để ống dẫn sữa được thông thoát và cho trẻ bú sớm sau khi sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế.

  Vệ sinh núm vú sạch sẽ, đúng cách trước và sau khi cho trẻ bú.

  Nên cho trẻ bú hết sữa và sử dụng linh hoạt hai bên vú hoặc phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần cho trẻ bú.

  Nếu có tình trạng tắc tia sữa, phải khắc phục kịp thời để thông ống dẫn sữa. Nhằm tránh hiện tượng tắc sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc sử dụng máy hút sữa.

  Tránh để bị nứt hoặc xước núm vú vì có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tuyến vú, cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Chọn lựa áo ngực phù hợp, vừa vặn,... Nhằm tránh làm tổn thương vú.

  Không nên cai sữa sớm cho trẻ, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và lần bú.

  Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0251 381 9288 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY đề được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Báo chí nói về chúng tôi:

Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe

Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.

Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.

da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc