Nguy hiểm khi bị thủy đậu lúc mang thai
Đa số nhiều người cho rằng bệnh thủy đậu không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe vì những dấu hiệu do bệnh lý này gây ra không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, căn bệnh này gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân, nhất là thai phụ. Vậy những Nguy hiểm khi bị thủy đậu lúc mang thai có thể gặp phải là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu thông tin được chia sẽ qua bài viết sau đây.
Tần suất mắc thủy đậu khi mang thai
Theo thống kê của bộ y tế, hàng năm có hơn 70.000 trường hợp đến thăm khám thai, trong đó một số không nhỏ mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2012 có 11 thai phụ bị thủy đậu.
Theo nhiều nghiên cho biết tần suất mắc bệnh thủy đậu khi mang thai, nguyên phát (là mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng từ 5/10.000 – 7/10000. Vì hầu hết những mẹ bầu đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hay đã được tiêm chủng ngừa trước đó.
Những biến chứng nguy hiểm khi mắc thủy đậu trong thai kỳ
Đối với những chị em từng mắc thủy đậu lúc còn trẻ hay đã từng tiêm vắc xin phòng ngừa trước khi mang thai thì trong cơ thể nữ giới đã có kháng thể miễn dịch với bệnh thủy đậu. Do đó nếu như mang bầu, thai phụ có thể yên tâm sức khỏe cho mẹ lẫn thai nhi sẽ không bị đe dọa bởi căn bệnh này.
Biến chứng của bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân mẹ bầu cũng như thai nhi trong bụng. Virus varicella gây ra bệnh thủy đậu làm tăng tỷ lệ khiến người bệnh mắc viêm phổi ở người mẹ lên 10 – 20%. Chị em khi mang thai nhiễm bệnh thủy đậu là một trong những đối tượng tử vong nhiều nhất trong số người lớn mắc bệnh, đặc biệt khi mẹ bầu đã bị viêm phổi do virus varicella.
Những biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu
Ở những bà bầu bị thủy đậu lần đầu khi, sự tác động của bệnh đến bé trong bụng tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ như:
· Ở trong 3 tháng đầu, cụ thể từ tuần thứ 8-12, thai nhi có 0.4% nguy cơ mắc thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện phổ biến nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là da bị sẹo. Ngoài ra, những biến chứng khác xảy ra bao gồm như: bệnh lý về mắt, dị tật đầu nhỏ, bé nhẹ cân, chân tay bị teo, cơ thể chậm phát triển, thậm chí hệ thần kinh có thể là bị bại não. Thủy đậu khi mang thai có thể khiến thai phụ bị sảy thai do tác động của VZV gây ra bệnh.
· Từ 3 tháng tiếp theo, đặc biệt ở tuần thứ 13 đến tuần 20, thì tỷ lệ thai nhi sẽ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng cao lên đến 2%. Kể từ tuần thứ 20 trở về sau, bà bầu bị thủy đậu hầu như không gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
· Nếu thai phụ không may mắc bệnh thủy đậu khoảng 5 ngày trước khi chuyển dạ cho đến 2 ngày sau sinh, thì trẻ có nhiều khả năng nhiễm bệnh lan tỏa. Nguyên nhân chính là do thời gian quá ngắn khiến trẻ chưa kịp nhận kháng thể từ người mẹ. Với những trường hợp này, bé có nguy cơ bị tử vong khá cao, lên đến 25 - 30% những ca trẻ sơ sinh bị thủy đậu lan tỏa từ người mẹ.
Điều trị bệnh thủy đậu trong thai kỳ như thế nào?
Đối với bà bầu bị thủy đậu, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hoàn toàn, cần bổ sung nhiều nước, nên dùng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu có dấu hiện sốt có thể uống thuốc Paracetamol nhằm hỗ trợ giảm mệt mỏi, hạ sốt.
Một lưu ý quan trọng đối với thai phụ bị nhiễm thủy đậu là phải giữ vệ sinh cơ thể thật tốt, hạn chế tối đa những tác động làm vỡ các bóng nước, vì nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm rất nghiêm trọng.
Uống thuốc giúp giảm triệu trứng bệnh thủy đậu
Trong trường hợp mẹ bầu bị phơi nhiễm nhưng trước đây chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc varicella, zoster immune globulin (VZIG) để nhằm hạn chế các biến chứng của căn bệnh này. Cần chú ý rằng việc dùng VZIG chỉ một phần nào giúp ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra với thai phụ chứ không phòng tránh cho bé khỏi nhiễm trùng, hay loại bỏ hoàn toàn được hội chứng thủy đậu bẩm sinh hoặc bệnh thủy đậu sơ sinh.
Để bảo vệ và giúp ích được thai nhi, một loại VZIG khác chuyên dùng cho các bé sơ sinh mới là sự lựa chọn thích hợp.
Thủy đậu khi mang thai diễn tiến nghiêm trọng, có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, tiêm Acyclovir đường tĩnh mạch giúp ức chế sự phát triển của VZV được xem là một trong những cách điều trị thuỷ đậu cho mẹ bầu hiệu quả và giảm tác động tiêu cực đến trẻ.
Phòng tránh bệnh thủy đậu khi mang thai
Cách phòng tránh bệnh thủy đậu khi mang thai là nên tiêm chủng ngừa bệnh khi còn bé hay ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Trong trường hợp, bà bầu chưa bị thủy đậu nên tránh tiếp xúc với người đang bệnh thủy đậu.
Thuỷ đậu vốn là một bệnh lý nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, cũng như không được chăm sóc kỹ chu đáo, không được chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh tình sẽ càng nặng, và sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu bị thủy đậu được phòng ngừa bằng những cách sau đây:
- Tiêm vacxin ít nhất 3 tháng trước khi mang thai là một biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay
Tiêm vacxin giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thủy đậu
- Phụ nữ khi mang thai không được thăm nom hay chăm sóc người đang bệnh thủy đậu.
- Đồng thời giữ gìn và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Môi trường không gian sống được làm sạch, nhằm đảm bảo thông thoáng.
Nếu không may tiếp xúc với người mắc thủy đậu, mẹ bầu cần báo cho bác sĩ chuyên sản phụ khoa ngay để được thăm khám chữa trị bằng thuốc có kháng thể lại căn bệnh này. Chú ý nên thực hiện trong vòng 4 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Vì sức khỏe bản thân và một thai kỳ khỏe mạnh, tất cả mẹ bầu đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiếu bất thường nào.
Những thông tin cung cấp về Nguy hiểm khi bị thủy đậu lúc mang thai trong bài viết trên của Phòng Khám Hồng Phúc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay chữa trị. Nếu thai phụ còn điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0251 381 9288 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?