Liệu sữa có làm mất tác dụng của thuốc hay không?
Liệu sữa có làm mất tác dụng của thuốc hay không? Trong giữa giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ uống sữa chung với thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Có thể pha thuốc với sữa cho trẻ em uống hay không?
Sữa có làm mất tác dụng của thuốc không? Thông thường trẻ rất sợ uống thuốc hoặc uống xong nhổ ra vì thuốc quá đắng hoặc vị thuốc gây khó chịu. Vì vậy, nhiều phụ huynh thường pha thuốc với sữa cho trẻ uống. Làm vậy có khả năng gây ảnh hưởng đến độ hiệu quả của một vài loại thuốc. Trên thực tế, thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau. Phụ huynh cần ưu tiên chọn những loại thuốc phù hợp với trẻ như: Sirô, thuốc giọt, dung dịch để hỗ trợ trẻ dễ uống hơn.
Nhằm giúp trẻ không sợ khi uống thuốc, sau khi uống thuốc, cha mẹ nên cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ quá nhỏ,
Có thể pha thuốc với sữa cho trẻ em uống hay không?
nên hoàn thuốc với một ít nước sôi để nguội và có thể cho thêm ít đường để trẻ dễ uống. Đặc biệt, nếu trẻ dùng thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin hoặc fluoroquinolon thì nên tránh uống sữa và những loại thực phẩm chứa ion kim loại,.. Trước hoặc sau khi uống ít nhất 2 giờ. Đối với trẻ có nguồn dinh dưỡng chính từ sữa thì nên giảm thiểu sự tương tác này bằng cách uống thuốc ít nhất hai giờ sau khi uống sữa. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên hiểu rằng một số loại thuốc được khuyên dùng lúc no và dùng cùng với sữa nhằm tránh kích ứng cho dạ dày. Vì vậy, để có thể đảm bảo dùng thuốc phù hợp, quý phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng.
Liệu sữa có làm mất tác dụng của thuốc hay không?
Nhiều người hay có thói quen pha thuốc với sữa giúp trẻ dễ uống hơn mà không biết sữa có làm mất tác dụng của thuốc không hay không. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể pha chung với sữa. Sữa vốn là thức uống giàu dinh dưỡng, nhưng nếu uống sai cách sẽ gây tác dụng tiêu cực đến với sức khỏe trẻ. Trong sữa có chứa nhiều sắt, canxi và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Khi uống sữa chung với một số loại thuốc thì có thể sẽ tương tác với nhau và tạo ra muối không tan hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc của thuốc. Điều này không những khiến sữa bị mất dinh dưỡng mà còn làm thuốc không còn tác dụng. Dưới đây là một vài loại thuốc không nên dùng chung với sữa:
Thuốc kháng sinh Tetracycline: Khả năng tạo ra phức chất càng cua do thuốc liên kết với ion canxi có trong sữa làm suy giảm quá trình hấp thu thuốc.
Digoxin: Canxi trong sữa gây ảnh hưởng đến độc tính của digoxin.
Các loại thuốc chứa sắt, canxi: Sắt trong sữa sẽ đối đầu để hấp thu những loại thuốc chứa sắt, canxi gây giảm khả năng hấp thu thuốc.
Estrogen: Sữa có khả năng làm tăng hoạt động của enzyme chuyển hóa, gây tác động tới hiệu quả của estrogen.
Liệu sữa có làm mất tác dụng của thuốc hay không?
Thuốc điều trị parkinson levodopa, carbidopa: Ion canxi cũng sẽ tạo phức với levodopa, carbidopa gây giảm hấp thụ và tác dụng của thuốc.
Những kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon bao gồm: ciprofloxacin, levofloxacin có khả năng tạo phức với nhugnwx ion kim loại như: Canxi, sắt dẫn đến giảm hiệu quả thuốc.
Bên cạnh đó, trong thành phần sữa còn chứa nhiều chất khoáng đa vi lượng, hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, vì vậy sữa có thể chậm hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim.
Do đó, nhằm tránh những tương tác trên, cần hạn chế dùng sữa trong thời gian dùng thuốc. Nếu người bệnh vẫn uống sữa, nên tránh uống sữa và những loại thực phấm có thành phần sữa: Pho mát, sữa chua,... Trước và sau khi uống 2 giờ.
Bài viết trên đã nói về Liệu sữa có làm mất tác dụng của thuốc hay không?. Nếu độc giả vẫn còn thắc mắc có thể liên hệ Phòng khám Hòng Phúc trực tiếp qua số Hotline: 0251 381 9288 hoặc nhấp vào khung chat bên để nhận được những TƯ VẤN từ bác sĩ hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?