Phù chân trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Phù chân trong thai kỳ có nguy hiểm không? Đây là tình trạng khá phổ biến khi nữ giới mang thai. Tùy theo độ lớn của thai nhi, vị trí thai và cơ địa của mỗi người mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ. Bạn đọc hãy tìm hiểu câu trả lời này qua bài viết bên dưới.
Yếu tố nào gây phù chân trong thai kỳ?
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi thai phụ, tình trạng phù chân vào tháng cuối của thai kỳ sẽ phổ biến hơn do trọng lượng bé trong bụng ngày càng to, tạo sức ép lên tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông gây phù nề.
Bị phù chân trong thai kỳ biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng khiến chị em cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt và làm việc.
Ở nữ giới, nhất là những chị mang thai lần đầu, suy tĩnh mạch dễ dẫn đến phù chân nặng, thậm chí sưng phù.
Theo các bác sĩ sản khoa cho biết thì có 3 nguyên nhân chính gây ra phù chân trong thai kỳ là do:
· Những thay đổi trong máu:
Trong lúc mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm nhiều dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai.
Yếu tố nào gây phù chân trong thai kỳ?
· Sự cản trở máu về tim:
Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên tĩnh mạch khiến máu khó chảy về tim.
· Rối loạn nội tiết:
Khi mang bầu trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng đã gây sức ép lên đôi chân thai phụ khiến bàn chân trở nên phù nề.
Đồng thời, việc đi giày dép không phù hợp khiến cho đôi chân trở nên mệt mỏi. Nếu bà bầu đi giày quá cao thì trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho cơ thể không được cân bằng khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới.
Đi giày, dép chật tạo cho đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Ngoài ra, tình trạng nguy hiểm hơn là sưng tĩnh mạch đem lại nhiều hậu quả tai hại cho bé nếu bà bầu bị trẹo chân ngã.
Một số nguyên nhân gây phù chân khác ở thai phụ như: Do đứng lâu, chế độ ăn ít kali, tiêu thụ nhiều caffeine, ăn nhiều natri, làm việc quá sức, nóng bức cũng là nguyên nhân làm phù nề chân.
Phù chân trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Hiện tượng phù chân trong thai kỳ thường không gây hại nhiều đến sức khỏe của thai phụ và những biểu hiện này sẽ mất đi khi em bé chào đời.
Khi bị sưng phù chân, điều đầu tiên mà các bà bầu cảm thấy là không thoải khi vận động hàng ngày, gây áp lực cho thận. Nên khi tăng lượng chất lỏng thì thận cũng phải làm việc nhiều hơn để xử lý phần chất lỏng đó, cung cấp đủ nước cho các bộ phận trong cơ thể.
Phù chân trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Ngoài ra khi chất lỏng tập trung gây phù chân cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông, tuần hoàn máu ở phần chân về tim chậm, khiến ảnh hưởng hoạt động của tim.
Trong một vài trường hợp thai phụ bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. Khi bị phù chân tiền sản giật thì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
Do đó, trong quá trình mang thai, đặc biệt là phù chân trong thai kỳ đi kèm với các dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để kiểm tra:
· Chân, tay, mặt sưng lên một cách bất thường.
· Thai phụ bị đau đầu dữ dội.
· Nhìn mọi thứ xung quanh bị mờ. Đôi khi cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống và mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ.
· Bị đau ở xương sườn.
· Có triệu chứng nôn mửa.
Nếu một trong hai chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và cảm thấy đau ở bắp chân cũng như đùi, thì chị em nên nhanh đến gặp bác sĩ.
Phù chân ở tháng cuối thai kỳ có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật.
Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé toàn diện, Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xion vui lòng liên hệ qua số HOTLINE: 0251 381 9288.
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?