Những dạng nhau bám mặt sau mà bạn cần biết
Nhau thai là bộ phận quan trọng nối thai nhi với tử cung của người mẹ qua dây rốn, giúp cho thai nhi có thể phát triển được trong tử cung. Hiện tượng bất thường về vị trí bám nhau thai có thể gây ra ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ và thậm chí gặp nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây chia sẽ Những dạng nhau bám mặt sau mà bạn cần biết mọi người hãy cùng theo dõi nhé.
Những dạng nhau bám mặt sau mà bạn cần biết
Nhau bám mặt sau được chia thành những dạng sau đây:
· Nhau bám mặt sau nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua được vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy tử cung.
· Nhau bám mặt sau nhóm 2 hay còn gọi là nhau bám thấp mặt sau khi bờ trên của bánh rau vượt lên trên 1⁄2 thân tử cung hoặc ở ngang thân.
Vị trí nhau bám mặt sau nhóm 2 thấp hơn so với nhóm 1, mặc dù đều là những vị trí bình thường nhưng vẫn cần phải theo dõi, bởi vì khi thai càng lớn, bánh rau cũng sẽ tăng kích thước đồng thời diện tích bánh rau sẽ thay đổi và lan theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là bánh rau bám thấp mặt sau. Một số biểu hiện màrau bám thấp mặt sau là ra máu đột ngột không rõ nguyên nhân, đau bụng, máu có màu đỏ tươi và vón lại thành cục.
Những dạng nhau bám mặt sau mà bạn cần biết
Một số biến chứng nhau bám mặt sau như:
Đối với thai phụ:
· Thiếu má trong thai kỳ: Nguyên nhân do tình trạng chảy máu dễ chảy ra trong suốt thai kỳ nên thường gia tăng nguy cơ thiếu máu. Nếu thai phụ bị thiếu máu nặng sẽ làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển và sinh non.
· Xuất huyết khi sinh: Trong quá trình chuyển dạ, bánh rau có thể bóc tách sớm làm cho sản phụ mất nhiều máu, thậm chí có thể bị shock do mất máu quá nhiều.
· Tăng nguy cơ sinh mổ: Những mẹ bầu có nhau thai bám mặt sau thường được chỉ định sinh mổ và nhập viện sớm theo dõi nhằm hạn chế nguy hiểm.
. Đối với thai nhi: Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển do người mẹ bị thiếu máu.
· Ngôi thai bất thường: Do rau thai nằm gần cổ tử cung khiến thai nhi khó xoay ngôi thuận, từ đó dễ dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi mông hay ngôi ngang.
· Sinh non: Trong trường hợp thai phụ bị xuất huyết âm đạo nặng, để đảm bảo an toàn các bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ sớm dù thai chưa đủ tháng.
Mẹ bầu phải làm sao khi nhau bám mặt sau?
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa trị được tình trạng nhau bám mặt sau. Mọi biện pháp giúp hạn chế mức thấp rủi ro với cả mẹ và bé. Khi được chẩn đoán bị nhau bám thấp, nữ giới cần tới bệnh viện để thăm siêu âm thường xuyên. Ngoài ra mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
Mẹ bầu phải làm sao khi nhau bám mặt sau?
· Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết, không nên lo lắng quá nhiều.
· Hạn chế vận động nhiều, ít đi xe máy, đi đường xa, đường xóc.
· Tuyệt đối tránh quan hệ.
· Ngoài ra, không được tác động vào vùng bụng để tránh tử cung bị kích thích, gây chảy máu.
· Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn đồ dễ tiêu để tránh táo bón, đầy bụng.
Tóm lại, nhau bám mặt sau là tình trạng hết sức bình thường, tuy nhiên một số trường hợp nhau thai bám thấp khá nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có chế độ sinh hoạt hợp lý thì không phải là tình trạng đáng lo ngại. Chính vỉ vậy, nhằm đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ thai phụ cần đi thăm khám đúng lịch và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0251 381 9288 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?