Nguyên nhân nhau bám thấp và có gây nguy hiểm không?
Nguyên nhân nhau bám thấp và có gây nguy hiểm không? Nhau bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Nhiều chị em khi được bác sĩ chẩn đoán bị nhau bám thấp sẽ có tâm trạng lo lắng cũng như bất an. Các mẹ bầu hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng nhau bám thấp.
Trường hợp nhau bám thấp là như thế nào?
Nhau bám thấp hay còn gọi là rau bám thấp đây là tình trạng bánh nhau không nằm ở vị trí bám đáy tử cung mà một phần của bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung, nơi gần với cổ tử cung. Bản chất của nhau bám thấp là một thể của nhau tiền đạo được chia ra làm 4 thể dựa theo giải phẫu như sau:
Nhau bám thấp: Là biểu hiện nhau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung
Nhau bám mép: Bờ của bánh nhau bám sát mép lỗ trong cổ tử cung
Nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: Bánh nhau che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung
Trường hợp nhau bám thấp là như thế nào?
Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
Nhau thai là phần có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng để thai nhi phát triển. Thường nhau thai bám ở mặt trước, mặt sau hay đáy tử cung. Tuy nhiên một vài trường hợp, nhau thai bám thấp ở gần lỗ trong cổ tử cung. Trên máy siêu âm, khoảng cách này được đưa ra là dưới 2cm từ mép bánh nhau đến lỗ trong cổ tử cung cũng chính là tiêu chuẩn chẩn đoán nhau tiền đạo trên siêu âm.
Theo các bác sĩ chuyên sản khoa cho biết khi tuổi thai còn nhỏ, nhau bám thấp có thể tự hết đến khi thai nhi phát triển dần lên đồng thời tử cung của người mẹ phát triển về phía đáy thì bánh nhau có thể được đẩy lên cao hơn. Do đó, nhau bám thấp nói riêng hay nhau tiền đạo nói chung được chẩn đoán khi tuổi thai ở tuần thứ 28 trở đi.
Nguyên nhân nhau bám thấp và có gây nguy hiểm không?
Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau bám thấp. Tuy nhiên theo các chuyên gia y học chỉ ra rằng có một số yếu tố có thể góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Chị em có tiền sử sinh mổ, có vết sẹo trên thành tử cung như từng chữa trị u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung…
Nữ giới mang đa thai hay từng có tiền sử sảy thai, nạo phá thai;
Phụ nữ từng sinh nở nhiều lần;
Mang thai ngoài 35 tuổi
Thai phụ từng hoặc đang bị viêm nhiễm tử cung;
Chị em từng bị nhau thai bám thấp ở lần mang thai trước đây;
Có thói quen hút thuốc, sử dụng nhiều cafein;
Chế độ ăn không phù hợp, không đủ chất có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng tuần hoàn không tốt, cho nên nhau thai cần trải rộng diện tích bám để bù trừ sự thiếu hụt dinh dưỡng;
Nguyên nhân nhau bám thấp và có gây nguy hiểm không?
Nhau bám thấp có thể khiến thai phụ và cả thai nhi phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng cũng như là tình trạng băng huyết trong thai kỳ, hay khi chuyển dạ sinh con.
Những nguy hiểm đối với mẹ bầu:
Thai phụ khi bị nhau bám thấp phải đối diện với nguy cơ chảy máu nhiều lần trong thai kỳ, tình trạng này kéo dài dẫn đến việc thiếu máu, dễ sinh non. Đoạn dưới của tử cung vì thiếu cơ thắt thường xuyên xảy ra việc xuất huyết sau sinh, sản phụ sốc do mất máu nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp nhau bám thấp gần ở cổ tử cung, sau khi sinh nhau thai bóc tách khiến phần cổ tử cung bị hở dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp bánh nhau cài chặt vào trong cơ tử cung và không thể tách khỏi lớp niêm mạc có thể có chỉ định cắt bỏ tử cung.
Nguy hiểm với thai nhi:
Vì nhau bám thấp gây mất máu với người mẹ vì vậy thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, suy thai. Một số trường hợp thai phụ mất máu quá nhiều buộc phải chỉ định mổ lấy thai sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ vì mẹ bầu có nhau thai bám thấp thường có nguy cơ sinh non, bé sinh non có thể đối mặt với nguy cơ bị suy hô hấp, sức khỏe yếu.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng nhau bám thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho ngôi thai không thuận, thai nhi khó xoay đầu xuống nên thường dẫn đến khó sinh.
Nhau bám thấp có thể quan hệ vợ chồng không?
Nhiều cánh chị em đang mang thai thắc mắc liệu bị nhau bám thấp có quan hệ vợ chồng được không. Theo các chuyên gia cho biết thì, mẹ bầu cần kiêng quan hệ tình dục trong thai kỳ có tình trạng này nhằm tránh gây tổn thương cổ tử cung trong thời gian mang thai. Ngoài ra, khi mắc bệnh có nguy cơ đối mặt với xuất huyết, chính vì vậy việc quan hệ tình dục có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
Người mẹ cũng nên hạn chế đi lại, vận động mạnh, quá sức để tránh xuất huyết âm đạo. Buổi tối khi ngủ nên để chân gác cao, tránh căng thẳng, lo âu và nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Để đặt lịch khám tại Đa Khoa Hồng Phúc, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0251 381 9288 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?