Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Khái niệm về nhiễm trùng sau khi sinh?

Lượt xem : 428

  Khái niệm về nhiễm trùng sau khi sinh? Nhiễm khuẩn sau sinh bao gồm nhiều vấn đề có thể xảy ra khi sinh thường, sinh mổ hoặc trong thời gian cho con bú như nhiễm trùng tử cung sau sinh, nhiễm trùng tầng sinh môn. Ngoài chấn thương trong quá trình sinh nở, thủ thuật sinh mổ, hay những thay đổi sinh lý khi mang thai cũng góp phần vào sự phát triển của nhiễm trùng sau sinh.

  da khoa hong phuc

Khái niệm về nhiễm trùng sau khi sinh?

  Cơ thể nữ giới trong quá trình phục hồi dễ bị tổn thương vì một số bệnh nhiễm trùng sau khi có con. Những bệnh nhiễm trùng sau sinh bắt đầu nhen nhóm trong khi chuyển dạ, mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi sinh.

  Các loại nhiễm trùng thường gặp như:

  Viêm nội mạc tử cung:

  Chị em có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nội mạc tử cung nếu phải sinh mổ, thậm chí còn cao hơn nếu bạn đã từng sinh mổ ở lần sinh trước.

  Ngoài ra, dễ mắc phải viêm nội mạc tử cung nếu quá trình trở dạ kéo dài, thời gian vỡ ối trước khi sinh.

Khái niệm về nhiễm trùng sau khi sinh?

Khái niệm về nhiễm trùng sau khi sinh?

  Viêm vú:

  Nhiễm trùng vú ảnh hưởng đến 1/10 mẹ cho con bú và nhiều khả năng ở những người có núm vú bị nứt.

  Đường rạch bị nhiễm trùng:

  Nếu bạn phải sinh mổ thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh. Đối với các trường hợp sinh thường có rạch tầng sinh môn thì vết rạch này cũng có thể bị nhiễm trùng, mặc dù biến chứng này không phổ biến. Có tới 16 phần trăm phụ nữ sinh mổ bị nhiễm trùng, thường là trong vòng một tuần sau khi sinh.

  Nhiễm trùng đường tiết niệu

  Bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi sinh, đặc biệt nếu bạn có ống thông trong bàng quang hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Biểu hiện nhiễm trùng sau sinh và làm sao khi mắc bệnh?

  Biểu hiện nhiễm trùng sau sinh thường đi kèm với sốt, ớn lạnh, khó chịu, đôi khi đây là những triệu chứng rõ ràng duy nhất mà chị em có thể cảm nhận. Những biểu hiện khác cần chú ý bao gồm:

  · Sốt nhẹ, đau bụng dưới hoặc có mùi hôi (biểu hiện viêm nội mạc tử cung)

  · Một vùng đau, cứng, ấm, đỏ (thường chỉ ở một bên vú) và sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi hoặc đau đầu (dấu hiệu viêm vú)

  · Chảy dịch mủ, sưng, ấm, tăng đau hoặc đau xung quanh vị trí vết mổ (cho dù đó là vết mổ của sinh mổ, cắt tầng sinh môn hoặc vết rách) hoặc vết mổ trông giống như bắt đầu tách ra.

  · Đi tiểu khó khăn, tiểu đau, tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít, không có nước tiểu ra ngoài, hoặc nước tiểu đục có máu (dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu)

  Làm sao khi mắc bệnh nhiễm trùng sau sinh:

  Nhiễm trùng không được chữa trị có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, quan trọng nữ giới cần phải thông báo sớm cho bác sĩ nếu bị sốt, có bất kỳ triệu chứng nào khác được mô tả ở trên.

Biểu hiện nhiễm trùng sau sinh và làm sao khi mắc bệnh?

Biểu hiện nhiễm trùng sau sinh và làm sao khi mắc bệnh?

  Cánh chị em có thể đã nghe nói rằng căng vú có thể gây sốt nhẹ. Cho dù có như vậy, cũng không chắc chắn là căng vú là nguyên nhân gây sốt và thay vào đó, hãy xin ý kiến của bác sĩ là biện pháp tốt.

  Người bệnh sẽ được dùng kháng sinh để hỗ trợ chữa trị nhiễm trùng. Trình bày tình trạng cho bác sĩ biết bạn đang cho con bú, nhằm điều chỉnh loại thuốc, cần ngừng cho con bú khi cần thiết. Kháng sinh đường uống thường là đủ, nhưng một vài tình huống có thể cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và các phương pháp điều trị khác. Ví dụ, nếu nữ giới có vết thương bị nhiễm trùng, có thể cần phải mở vết thương bằng phẫu thuật và dẫn lưu ổ nhiễm trùng.

  Chị em có thể sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, nhưng điều quan trọng là phải uống đầy đủ và đúng liều, ngay cả khi các triệu chứng của bạn biến mất. Cần hỏi bác sĩ bao lâu các loại thuốc sẽ bắt đầu hoạt động và trong quá trình sử dụng, nếu vượt quá thời gian đó mà thuốc vẫn chưa có tác dụng thì bạn cần báo cho bác sĩ biết. Khi đó, chúng ta có thể cần phải chuyển sang một loại thuốc khác hoặc có thể cần khám chuyên sâu hơn do có thể có vấn đề bệnh lý khác mà bạn đang mắc phải nhưng chưa được phát hiện ra.

  Uống nhiều nước giúp tránh mất nước và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

  Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để sinh đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:

  - Quy trình cuộc chuyển dạ, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt cho thai nhi.

  · Những phương pháp giảm đau trong sinh, hạn chế đau đớn, giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.

  · Cách rặn, thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.

  · Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.

  · Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

  · Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.

  · Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.

  Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ chữa trị bệnh phụ khoa nhanh chóng và an toàn. Gọi ngay đến HOTLINE: 0251 381 9288 HOẶC NHẤP VÀO KHUNG TƯ VẤN để được GIẢI ĐÁP MIỄN PH.

Báo chí nói về chúng tôi:

Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe

Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.

Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.

da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?

Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì?

Những tác dụng của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé là gì? Bởi ai cũng biết rằng...
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì? Bởi trứng gà là loại thực phẩm...
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc