Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid) trong thai kỳ

  Phụ nữ mang thai nếu hông may mắc phải hội chứng kháng Phospholipid sẽ làm tăng nguy cơ thai bị chậm phát triển trong tử cung đồng thời còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như: thai chết lưu, tiền sản giật,... Tuy nhiên, Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid) ở phụ nữ mang thai không phải lúc nào cũng thể hiện rõ ràng, nhiều người bị nhưng lại không biết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về bệnh lý này nhé.

Hội chứng kháng phospholipid (APS) là gì?

  Hội chứng kháng Phospholipid (APS) là bệnh lý thuộc nhóm tự miễn. Khi bị bệnh, những kháng thể trong hệ miễn dịch nhận định nhầm phospholipid là chất gây hại đồng thời tấn công nó, trong đó phospholipid là thành phần tạo cấu trúc tế bào. Sự tấn công khiến các tế bào bị tổn thương, dẫn đến hình thành những khối máu đông ở tĩnh mạch, động mạch dẫn đến nhiều triệu chứng như: Đột quỵ, nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch sâu, ngoài ra còn bị thiếu máu cơ tim thoáng qua, động kinh, sùi van tim,…Gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng kháng phospholipid (APS)

Hội chứng kháng phospholipid (APS)

  Đối với phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng phospholipid làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển, tiền sản giật, sảy thai liên tiếp, thai lưu. Những cục máu đông được hình thành ở gai rau làm cản trở quá trình trao đổi chất giữa thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, hội chứng kháng Phospholipid không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ nên nhiều người không biết mình đang bệnh. Phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng Phospholipid có thể sinh nở thành công mà không gặp phải triệu chứng nào.

Triệu chứng kháng phospholipid thai kỳ

  Các triệu chứng kháng phospholipid thai kỳ có thể bao gồm như sau:

  · Cục máu đông xuất hiện ở chân dẫn đến đau, sưng, đỏ. Những cục máu đông có thể di chuyển đến phổi làm tắc mạch phổi.

  · Thai chết lưu, hoặc sảy thai nhiều lần

  · Những biến chứng khác bao gồm huyết áp cao (tiền sản giật) hay sinh non.

  · Đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi mắc hội chứng antiphospholipid nhưng không có yếu tố nào được biết đến với các bệnh tim mạch.

  · Thiếu máu não thoáng qua (TIA) tương tự như đột quỵ, TIA chỉ tồn tại trong vài phút đồng thời không gây ra thiệt hại vĩnh viễn.

Hội chứng kháng phospholipid thai kỳ gây sinh non

Hội chứng kháng phospholipid gây sinh non

  · Một số người bị phát ban đỏ

  Những triệu chứng ít phổ biến hơn như:

  · Triệu chứng thần kinh: Đau nữa đầu, nhức đầu mãn tính, mất trí nhớ, co giật có thể do một cục máu đông chặn lưu lượng máu đến bộ phận của não.

  · Bệnh tim mạch: hội chứng kháng antiphospholipid có thể gây hỏng van tim.

  · Sự chảy máu: Giảm các tế bào máu cần thiết trong quá trình đông máu gây ra những đợt chảy máu, đặc biệt từ mũi, nướu hay trường hợp xuất huyết dưới da

  · Suy thận: Dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng máu đến thận của bạn.

  · Đột quỵ: Lưu lượng máu giảm có thể gây ra đột quỵ dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn như tê liệt một phần, mất khả năng nói.

  · Biến chứng thai kỳ. Sảy thai, sinh non, thai chết lưu, chậm phát triển và huyết áp cao nguy hiểm khi mang thai (tiền sản giật).

Thai phụ bị hội chứng kháng phospholipid có biến chứng gì?

  Thai phụ bị hội chứng kháng phospholipid sẽ có ít nhất một lần thai lưu sẽ không rõ nguyên nhân (thai nhi không có bất thường) từ tuần 10 thai kỳ trở lên. Không có bất thường ở thai nhi phải được xác định rõ bằng siêu âm qua thăm khám.

  Đồng thời, sẽ có ít nhất một lần sinh non không rõ nguyên nhân (không có bất thường ở bé) trước tuần 34 thai kỳ do:

Hội chứng kháng phospholipid gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Hội chứng kháng phospholipid gây nhiều biến chứng nguy hiểm

  · Sản giật hay tiền sản giật nặng

  · Có biểu hiệu suy tuần hoàn rau thai

  · Có ít nhất ba lần sảy thai ngẫu nhiên liên tiếp trước 10 tuần không do bất thường về giải phẫu hay hormone của mẹ cũng như bất thường về các nhiễm sắc thể.

Mắc hội chứng kháng phospholipid có mang thai được không?

  Mắc hội chứng kháng phospholipid có mang thai được không? Câu trả lời ở đây là có cho nên thai phụ được khuyến cáo cần có kế hoạch cho những lần mang thai trong tương lai. Việc này giúp cải thiện kết quả mang thai hiệu quả khi khi cố gắng thụ thai.

  Nếu thai phụ gặp khó khăn trong việc mang thai, bị sảy thai hay biết rằng mình đang bị hội chứng kháng Phospholipid, hãy đến ngay phòng khám y tế chuyên khoa để được khám và theo dõi điều trị. Bác sĩ sẽ đề xuất liệu pháp miễn dịch sinh sản phù hợp hoặc phương pháp chữa trị bằng thuốc chống đông máu nhằm giảm nguy cơ đông máu trong thời kỳ mang thai.

  Theo dõi thai kỳ bị hội chứng kháng Phospholipid gồm thăm khám thường xuyên tại cơ sở phòng khám y tế uy tín với việc chăm sóc định kỳ như:

Mắc hội chứng kháng phospholipid có mang thai được không

Vẫn có thể mang thai khi mắc hội chứng kháng phospholipid  

· Kiểm tra huyết áp

  · Xác định chất đông máu

  · Kiểm tra nhịp tim của thai nhi

  · Siêu âm kiểm tra sự phát triển thai nhi,

  · Siêu âm Doppler kiểm tra lưu lượng máu của thai phụ.

  Vì APS có thể là một bệnh lý đe dọa tính mạng cho cả sản phụ và bé vì vậy các mẹ bầu hãy đến cơ sở Y tế nếu có những triệu chứng sau: Khó nói, cười, khó cử động cánh tay, đi lại khó khăn, sưng chân ...

Ở trên là các thông tin chia sẻ về Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid) trong thai kỳ nếu bạn còn chưa hiểu rõ hoặc cần thông tin hữu ích hơn thì hãy liên hệ về cho Phòng Khám Hồng Phúc Hotline: 0251 381 9288 hoặc tại khung chat bên dưới. Hoàn toàn miễn phí!

Báo chí nói về chúng tôi:

suckhoedoisong.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng

dantri.com.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc: Địa chỉ khám nam khoa uy tín 

  da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì?

Mẹ bầu ăn trứng gà sẽ nhận được các lợi ích gì? Bởi trứng gà là loại thực phẩm...
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc