Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Sở dĩ như thế, bởi các chị em sản phụ muốn biết như thế nào là một cân nặng bình thường đối với bào thai. Từ đó, có thể dễ dàng theo dõi và chăm sóc tốt tốt hơn đến bé. Vì thế, nhằm giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này, xin mời tất cả quý độc giả hãy vui lòng tham khảo những thông tin bổ ích được cập nhật tại bài viết sau.
Thông số cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế
Cân nặng thai nhi là sự phản ánh rõ rệt về tình trạng sức khỏe của trẻ. Bảng thống kê cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế theo từng tuần tuổi mới nhất từ WHO dưới đây sẽ phần nào giúp quý sản phụ có cơ sở để dễ dàng đánh giá tình trạng về sự phát triển của bé nhằm có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của chuẩn Quốc tế
Những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển cân nặng của bé yêu
Thể chất của cha mẹ
Theo những nghiên cứu khoa học các chuyên gia chia sẻ rằng: Yếu tố di truyền từ ba mẹ (thế hệ trước) quyết định đến 24% ngoại hình vóc dáng của trẻ về sau. Chính vì thế, nếu ba mẹ có ngoại hình cao lớn thì về sau, con cái chào đời cũng sẽ thừa hưởng vóc dáng lớn hơn so với tiêu chuẩn và ngược lại.
Tuy nhiên, di truyền không hẳn là yếu tố quyết định chủ chốt và hoàn toàn về sự phát triển về mặt cân nặng và chiều cao của trẻ sau này, mà mặt khác sẽ là những yếu tố quan trọng khác cũng mang tầm ảnh hưởng vô cùng mật thiết chính là: Chế độ dinh dưỡng mà trẻ tiếp nhận cùng yếu tố môi trường sống, thói quen sinh hoạt của bé.
Bệnh lý từ người mẹ
Khi mẹ có thể trạng gầy gò, nhỏ nhắn và có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ chất sẽ có nguy cơ sinh bé nhẹ cân hơn so với nhóm sản phụ cao lớn. Bên cạnh đó, những sản phụ đã từng bị tiền sản giật thai kỳ, huyết áp tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng từ mẹ qua bánh nhau đến với bào thai. Vì thế, điều đó sẽ khiến thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, cánh sản phụ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ không chỉ gây nên sự nguy hiểm mà còn khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, cân nặng của bào thai sẽ to hơn rất nhiều so với thông số cân nặng chuẩn.
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Theo các chuyên gia, cân nặng của thai nhi được quyết định bởi một số điểm như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Vì thế, nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất kỳ dị tật nào cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như cân nặng.
Dây rốn bất thường
Dây rốn được xem như “con đường vận chuyển” các chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến bào thai. Nếu dây rốn gặp phải sự bất thường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, máu đến với thai nhi. Điều đấy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và sự phát triển của bé.
Bánh nhau bất thường
Bánh nhau là nơi có chứa hồ huyết, mang trọng trách cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bào thai. Những gai nhau được nhúng trong hồ huyết qua hàng rào nhau thai, từ đó sẽ lấy chất dinh dưỡng từ người mẹ và vận chuyển đến dây rốn đưa qua nuôi bào thai. Nếu chức năng của bánh nhau bị giảm, quá trình trao đổi chất từ mẹ sang bé sẽ không còn đảm bảo chất lượng tốt. Về sau, bé sẽ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, sự phát triển thể chất kém.
Số lượng thai nhi
Với cánh sản phụ có thai đôi, thai ba,… Thì cân nặng của các bé có đôi phần nhẹ hơn so với những bé được mẹ mang một thai, lý do là bởi các dưỡng chất sẽ được chia đều và phân tán cho từng bào thai.
Các thiết bị đo đạc
Các thiết bị đo đạc tại những cơ sở lạc hậu hoặc bác sĩ không có trình độ chuyên môn sản phụ khoa có thao tác sai số thì sẽ gây ra kết quả cân nặng thai nhi không chuẩn xác so với thực tế.
Dinh dưỡng trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai nhưng mẹ bầu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dưỡng chất sẽ rất khó để cung cấp các chất sinh dưỡng giúp sự phát triển của thai nhi được tối ưu. Quá trình mang thai là một trong ba giai đoạn rất quan trọng để trẻ có thể phát triển cân nặng và chiều cao trong tương lai.
Trên đây là một số yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi. Chính vì thế, cánh sản phụ cần phải quan sát sự thay đổi về cân nặng của bé nhằm có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe cùng sự phát triển của bé từ khi trong bụng mẹ, từ đó sẽ bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho bé.
Mẹ bầu cần làm gì để cân nặng thai nhi tăng đúng chuẩn?
Cần bổ sung sữa vào bảng đồ dinh dưỡng:
Sữa luôn là đáp án hàng đầu trong việc hỗ trợ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển về cân nặng lẫn sức khỏe nhờ vào đạm và canxi có trong sữa. Mẹ bầu có thể uống từ 200 – 500 ml sữa mỗi ngày hoặc dùng kèm với các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch. Ngoài ra, cánh sản phụ có thể ăn thêm sữa chua nguyên chất, không đường kèm với trái cây để tăng thêm hương vị và đồng thời cung cấp vitamin dồi dào cho thai nhi.
Đừng quên thịt gà trong thực đơn
Thịt gà chứa nhóm chất đạm cần thiết cho việc phát triển ban đầu của thai nhi. Các mẹ bầu ăn thịt gà nhằm giúp hạn chế tình trạng thiếu chất sắt, thiếu máu,… Bởi thịt gà cung cấp hàm lượng sắt cao và giúp cho sự phát triển cân nặng cùng sức khỏe của bé được tốt.
Cá – nguôn cung cấp omega-3 dồi dào:
Cá mang một ưu điểm lớn đối với thai nhi chính là giúp sự phát triển trí tuệ và thể chất của thai một cách hữu hiệu. Ngoài ra, cá cũng là một nguồn dinh dưỡng hàng đầu trong việc giúp thai nhi tăng cân nhanh. Cánh sản phụ cần bổ sung cá vào thực đơn ăn uống nhằm giúp cung cấp chất đạm, acid béo omega-3, vitamin B và DHA.
Giúp thai nhi tăng cân bằng trứng:
Trứng là thực phậm có chứa nhiều vitamin A, D, chất đạm cùng những khoáng chất tiết yếu, đặc biệt là sắt và acid folic giúp bảo vệ màng nhau thai thêm chắc khỏe và hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Các chế phẩm từ đậu nành
Với sự giàu protein và chất sắt có trong đậu nành. Mẹ bầu có thể dùng các thực phẩm được chế biến từ đậu nành như đậu phụ, hạt đậu nành sấy, bột đậu nành, sữa đậu nành,… Trong thực đơn dinh dưỡng của mình nhằm giúp trẻ tăng cân nhanh.
Các thực phẩm từ đậu nhành giúp cho thai nhi tăng cân nhanh
Các loại rau xanh
Rau xanh mang tác dụng phòng tránh táo bón ở mẹ bầu nhờ cung cấp nhiều acid folic, chất sắt, chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất như phospho, magie, kali, đồng…Để giúp việc ăn rau bớt đi sự nhàm chán, cánh chị em có thể chế biến thành những món salad khác nhau với nhiều hương vị từ Đông sang Tây hoặc chế biến thành những món gỏi đa dạng.
Cung cấp trái cây chứa Vitamin C
Những loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như kiwi, ổi, cam, xoài, thơm (khớm, dứa),... Giúp tăng sức đề kháng cho mẹ cầu, hỗ trợ hấp thu chất sắt có trong thức ăn và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho sản phụ. Đồng thời sẽ hạn chế tình trạng táo bón bởi có chứa chất xơ.
Với những thông tin bổ ích được cập nhật tại bài viết trên, cánh chị em đã có thêm cho mình một số thông tin cần thiết về phương pháp tăng cân nặng của thai nhi đúng chuẩn WHO. Ngoài ra, để có thể kiểm tra sức khỏe thai nhi tốt hơn, cánh chị em cần đến cơ sở chuyên khoa uy tín đơn cử như Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc để được bác sĩ chuyên sản phụ khoa thăm khám và kiểm tra tốt hơn.
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?