Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Bà bầu bị cảm cần làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?

   Trong thời kì mang thai, cánh chị em đặc biệt cần giữ gìn sức khỏe. Bất kì bệnh lý nào xuất hiện trong giai đoạn này cũng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu bị cảm cần làm gì để không ảnh hưởng thai nhi? Vấn đề này sẽ được trình bày dưới trong bài viết sau đây.

  

Nguyên nhân mẹ bầu bị cảm thường gặp

  Những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, ho,… là biểu hiện thường gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, thai phụ bị cảm không chỉ làm sức khỏe bị giảm sút mà còn gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi.

  Vì vậy, biết được nguyên nhân gây nên tình trạng bị cảm lúc mang thai giúp thai phụ có thể chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Nguyên nhân mẹ bầu bị cảm thường gặp là do những yếu tố chủ quan, khách quan như sau:

  Nguyên nhân chủ quan:

  Bà bầu bị cảm, luc này nội tiết tố có nhiều thay đổi dẫn đến hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, khiến cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Nên thai phụ dễ nhạy cảm khi bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cảm lạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cảm lạnh

  Mặt khác, trong giai đoạn đầu mang thai, thai nhi đang trong quá trình hình thành, các bộ phận bắt đầu phát triển. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các bà mẹ trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân gây bệnh.

  Nguyên nhân khách quan:

  Thời tiết, môi trường sống xung quanh có nhiều thay đổi cũng khiến cho cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn.

  Ngoài ra, nếu như thai phụ tiếp xúc với người đang bị cảm cúm trong thời gian thì cơ thể cũng dễ bị lây nhiễm chéo. Do virus gây cảm cúm từ đờm, nước bọt của người bệnh thông qua không khí lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa mẹ bầu bị nhiễm Covid và bị cảm.

  Trong trường hợp cơ thể của người bình thường khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, chống lại những tác nhân lây truyền này. Vì vậy, với cơ thể nhạy cảm, sức đề kháng kém của thai phụ thì dễ bị lây nhiễm.

Dấu hiệu bà bầu bị cảm

  Tìm hiểu được các dấu hiệu bà bầu bị cảm sẽ giúp cho thai phụ sớm phát hiện bệnh nhằm tìm được giải pháp chữa trị kịp thời. Tránh những hậu quả nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

  Bị cảm lúc mang thai thường có dấu hiệu đau họng kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Đây chính là dấu hiệu thường gặp và dễ dàng nhận biết nhất. Bên cạnh đó, chị em có thể gặp thêm một số dấu hiệu khác như: hắt hơi liên tục, nghẹt mũi. Một số thai phụ còn kèm theo triệu chứng sốt. Tuy nhiên, triệu chứng này không mấy phổ biến, nếu có sốt thì thường chỉ là sốt nhẹ.

Đau đầu, sốt là những dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu bị cảm

Đau đầu, sốt là những dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu bị cảm

  Bà bầu bị cảm luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau nhức người. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của các mẹ.

  Ngay thời điểm hiện tại, nếu như thai phụ bị cảm, sổ mũi, đau họng nên nhanh chóng đến các cơ sở phòng khám y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Bà bầu bị cảm cần làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?

  Nhiều bà bầu bị cảm có dấu hiệu như cảm lạnh đã vội vàng uống thuốc để đẩy lùi triệu chứng. Việc quá lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi. Khi bị cảm lúc mang thai trước tiên cần đi khám bác sĩ để có thể làm một số xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu chưa có sự hướng dẫn kê đơn từ bác sĩ. Bên cạnh thuốc đã kê đơn, mẹ bầu có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh bằng các liệu pháp tự nhiên sau mà không gây ảnh hưởng dến thai nhi như:

  Xông hơi: Có thể xông hơi bằng tinh dầu, giúp thông thoáng mũi họng, giảm tình trạng khó thở, nghẹt mũi. Đồng thời, xông hơi còn giúp giải cảm, hạ sốt, ngừa đau đầu hiệu quả.

  Cung cấp đủ lượng nước: Bị cảm lúc mang thai nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, bởi khi sốt có thể gây mất nước nghiêm trọng. Thai phụ nên uống các loại nước hoa quả, sinh tố bởi nó chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra còn cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và cả bé.

  Chữa trị ho: Có thể sử dụng mật ong, húng quế, chanh, lá hẹ, tỏi, gừng, uống nước ấm hay súc miệng bằng nước muối, … nhằm giảm cơn ho, rát họng. Đặc biệt, bà bầu cần xây dựng mộ chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Nên chọn những loại thực phẩm lỏng, mềm như: cháo, soup,… Giúp hệ tiêu hóa của thai phụ tốt và dễ nuốt.

Bà bầu bị cảm cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng đề kháng

Bà bầu bị cảm cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng đề kháng

  Nghỉ ngơi tại nhà: Bà bầu bị cảm tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm vì lúc này có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Các chị em nên có chế độ sinh hoạt điều độ, đồng thời tránh lao động nặng, mất sức có thể gây suy kiệt.

  Cách phòng bệnh bị cảm lúc mang thai: Cảm lạnh thời kì này gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên có những cách phòng bệnh cảm khi mang thai. Để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ, một số cách phòng sau đây:

  - Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh: Giữ khoảng cách với người bị cảm lạnh, không dùng chung đồ đạc, bát đũa, cốc chén, thậm chí là không nói chuyện vì virus cảm lạnh lây qua không khí, nếu lỡ đã tiếp xúc với người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng.

  - Bổ sung vitamin C: Giúp phòng bệnh tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Ăn nhiều loại trái cây hoa quả nhằm bổ sung vitamin C. Thai phụ có thể sử dụng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ. Hệ miễn dịch của mẹ bầu khỏe mạnh là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của thai kỳ.

  - Súc miệng bằng nước muối: Mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước muối ấm giúp ngừa viêm họng, diệt khuẩn hai lần/ngày.

  - Giữ ấm cơ thể: Bị cảm lạnh đặc biệt xảy ra vào lúc giao mùa, lúc này cơ thể phải luôn được giữ ấm. Khi mẹ bầu gặp lạnh là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

  Tóm lại, bị cảm lúc mang thai không phải là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này để nặng sẽ gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai kỳ. Hãy bảo vệ cơ thể của bản thân và bào thai bằng các biện pháp phòng ngừa sớm nhất có thể.

  icon Nội dung bài viết bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn trực tiếp, thai phụ vui lòng bấm số: 0251 381 9288 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không?

Sản phụ có thể uống nước chanh lúc mang thai hay không? Vì với tất cả mọi người thì...
Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không?

Hậu sinh đẻ thì có thể ăn ốc được hay không? Bởi có lẽ đây là món ăn khoái khẩu...
Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không?

Lúc mang thai mẹ bầu ngủ nhiều có tốt hay không? Vì có lẽ đây là một trạng thái rất...
Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

Sản phụ bị béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Là thắc mắc của...
Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ bầu có thể ăn các món cháo nào giúp thai kỳ khỏe mạnh? Đây là vấn đề mà nhiều...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc