Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Bệnh suy giáp (suy tuyến giáp) là gì? Chữa khỏi được không?

  Một trong những bệnh lý nội tiết hay gặp phải hiện nay đó là suy giáp, khi không may mắc bệnh, cơ thể sẽ không sản sinh đủ lượng hormone cần thiết. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Nhiều người tỏ ra lo lắng không biết: Bệnh suy giáp là gì? Chữa khỏi được không? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

  da khoa hong phuc

Hội chứng suy giáp là gì?

  Bệnh suy giáp hay nhược giáp làm giảm chức năng tuyến giáp là một dạng bệnh nội tiết, gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản sinh đủ lượng hormon cần thiết như thyroxine, T3, T4 cho quá trình kiểm soát cũng như trao đổi chất trong cơ thể

  Dấu hiệu có thể xảy ra khi bị suy tuyến giáp làm hạ canxi máu ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, tim và điều tiết nhiệt lượng cơ thể

Suy tuyến giáp là gì

Bệnh suy giáp là gì?

  Bệnh lý suy giảm chức năng tuyến giáp rất nguy hiểm, bệnh này có thể dẫn đến tử vong trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy có khả năng ngăn ngừa và chữa trị nhưng một vài trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi, cần phẫu thuật phức tạp.

Triệu chứng suy giáp là gì?

  Suy giáp hay suy tuyến giáp bị nhẹ thường có những triệu chứng không rõ ràng, bệnh thường phổ biến ở những người cao tuổi nên người bệnh nghĩ triệu chứng đó là do tuổi tác. Tuy nhiên tổng hợp một số triệu chứng biểu hiện suy giáp như:

  Ăn uống không thấy ngon miệng

  Thường xuyên bị táo bón

  Dễ bị lạnh, da kho hoặc tái xanh

  Trầm cảm, trí nhớ giảm sút trầm trọng

Triệu chứng suy giáp

Triệu chứng suy giáp

  Giọng khàn, trầm hơn

  Thở gấp hay thay đổi nhịp tim

  Đau khớp các cơ

  Phụ nữ gặp vấn đề về kinh nguyệt

  Người bệnh ít hứng thú trong chuyện tình dục hơn

  Trường hợp nếu suy giáp ở mức độ nặng, trầm trọng thì người bệnh có biểu hiện suy giáp như: lưỡi phình to ra, phù toàn thân như: tay, chân, mặt, da sậm màu, xù xì do lớp sừng phát triển dày lên.

Những biến chứng suy giáp có nguy hiểm không?

  Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, hormone mà tuyến giáp tạo ra tham gia rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người. Vì vậy, bệnh lý suy giáp gây rối loạn chức năng sản sinh hormone gây nhiều vấn đề nghiêm trọng như: tổn thương thần kinh ngoại biên, loãng xương, thị lực kém, bệnh lý về tim mạch, ảnh hưởng đến tinh thần,…

Suy giáp là gì (hình 2)

Bệnh suy giáp gây nhiều biến chứng nguy hiểm

  Tiến triển của suy giáp thường âm thầm, biều hiện thường khó phân biệt nên không ít người phát hiện muộn. Lúc này, không chỉ chữa trị khó khăn mà biến chứng gây ra cũng vô cùng phức tạp. Đặc biệt ung thư tuyến giáp khi phát hiện muộn, tế bào ung thư đã di căn thì tỉ lệ tử vong là rất cao.

  Bệnh lý suy giáp xảy ra ở thai phụ rất nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ, thai nhi. Dặc biệt ở những tháng đầu thai nhận hormone tuyến giáp hoàn toàn từ người mẹ. Sự thiếu hụt hay rối loạn hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành cũng như sự phát triển các cơ quan trong cơ thể của trẻ. Do đó, người mẹ khi mắc bệnh suy giáp sinh con có thể bị dị tật, trí tuệ chậm phát triển,…

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

  Trước nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lý này với sức khỏe, nhiều người tỏ ra lo lắng không biết: Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Điều này rất khó khẳng định bệnh suy giáp có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Thực tế cho thấy rằng, mục đích chính của việc chữa trị là kiểm soát tình trạng sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa diễn biến xấu. Tùy mức độ suy giáp ở từng người, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp để chữa khỏi bệnh.

  Cụ thể nếu như được chẩn đoán đang mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, hay tình trạng suy giáp do những bệnh tự miễn gây ra, thì lúc này việc chữa trị dứt điểm là khó khăn vô cùng. Khi kiên trì điều trị, thì tuyến giáp ít chịu tổn thương, ngoài ra còn giảm nguy cơ bị hủy hoại. Bên cạnh cách chữa bệnh bằng những loại thuốc đặc trị tuyến giáp, người bệnh cần kết hợp sinh hoạt điều độ và ăn uống đủ chất.

Suy giáp có chữa khỏi được không

Bệnh suy giáp rất khó chữa trị nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng

  Một số trường hợp suy giáp do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt dinh dưỡng. Đa phần đều được chẩn đoán thiếu i-ốt selen, kẽm ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình sản sinh hormone tuyến giáp, hậu quả là bị suy giáp. Lúc này liệu bệnh suy giáp chữa khỏi được không? Các trường hợp bệnh do thiếu dinh dưỡng có cơ hội chữa trị khỏi bệnh cao hơn, nhất là khi người bệnh tuân thủ và hợp tác theo phác đồ của bác sĩ.

  Nếu bệnh nhân không may bị tổn thương tuyến yên, vùng dưới đồi thì mắc bệnh suy giáp tương đối cao. Các bác sĩ cho biết tình trạng này rất khó để chữa trị dứt điểm, cần phải kiên trì với phác đồ điều trị đã chỉ định. Để biết được cơ hội điều trị thành công, trước tiên cần kiểm tra mức độ bị tổn thương của vùng đồi dưới hay là tuyến yên.

Xét nghiệm và chẩn đoán suy giáp

  - Tiêu chuẩn vàng trong việc giúp xác định và chẩn đoán suy giáp bẩm sinh (CH): xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp trong huyết thanh có sự giảm thấp, T4 giảm thấp < 50nmol/l nhưng nồng độ TSH lai tăng cao > 100 mlU/ml.

  - Xét nghiệm không đặc hiệu: chụp tuổi xương và nhận thấy có sự chậm. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá kết quả dựa trên những điểm cốt hóa ở phần cổ tay trái theo Altlat W.Greulich và S.Pyle

  - Xét nghiệm chẩn đoán suy giáp và xác định nguyên nhân: sử dụng Tc 99m nhằm ghi hình phần tuyến giáp. Từ đó, dựa vào kết quả nhận được mà xác định vị trí bình thường của tuyến giáp, lạc chổ hay thiểu sản.

Những biện pháp điều trị bệnh suy giáp

  Theo bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng phúc cho biết: Suy giáp sẽ được hỗ trợ điều trị bằng việc sử dụng nội tiết tố (Hormone) thay thế mà tuyến giáp không còn khả năng tạo ra chúng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng nội tiết tố giống hệt với Hormone mà tuyến giáp tạo nên, bệnh nhân cần sử dụng trước khi ăn và vào buổi sáng.

Điều trị suy giáp hiệu quả

Biện pháp điều trị suy giáp hiệu quả

  Khi bắt đầu tiến hành điều trị, người bệnh được xét nghiệm máu từ 6 tuần đến 8 tuần sau lần đầu tiên và chỉnh lại liều lượng nếu cần thiết. Với mỗi lần chỉnh liều, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số xét nghiệm khác nhau. Sau khi đã có được sơ đồ và liều lượng điều trị mong muốn, có thể bệnh nhân sẽ được lặp lại xét nghiệm máu mỗi 6 tháng một lần và sau đó là mỗi năm một lần theo chỉ định bác sĩ.

  Bệnh suy giáp có thể được kiểm soát bằng phương pháp nội khoa bằng việc thực hiện đúng với lịch trình thăm khám – hỗ trợ điều trị theo lịch trình mà bác sĩ chuyên khoa đề ra, cũng như không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa thông qua việc thăm khám và ý kiến của bác sĩ.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

  Bệnh suy giáp nên ăn gì là điều rất quan trọng đối với người bệnh. Sở dĩ như thế, bởi các thực phẩm được ăn hàng ngày sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây sẽ là một số chất quan trọng mà người bệnh cần nạp vào cơ thể thông qua thức ăn hàng ngày

Suy giáp nên ăn gì?

  Selen

  Selen là chất giúp kích hoạt các nội tiết tố tuyến giáp nhằm giúp cơ thể sử dụng chúng. Đây là khoáng chất mang chức năng chống lại sự oxy hóa, giúp tuyến giáp được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của gốc tự do. Bổ sung Selen thông qua con đường ăn uống được xem là một cách thức tuyệt vời, các bạn có thể ăn những loại thực phẩm chứa nhiều Selen như: Cá mòi, cá ngừ, trứng, các loại đậu,…Tuy nhiên, bệnh nhân không nên bổ sung Selen nếu bác sĩ nói rằng điều đó không cần thiết đối với bạn, bởi việc bổ sung quá nhiều Selen có thể sẽ gây bất lợi đến sức khỏe của bạn.

  I ốt

  I Ốt được xem là yếu tố quan trọng giúp tạo nên các nội tiết tố tuyến giáp. Chính bởi vì điều đó, những đối tượng bị thiếu hụt hormone tuyến giáp đều sẽ bị suy giáp ở bản thân. Thiếu I - Ốt là điều rất hay xảy ra, có đến 1 / 3 dân số trên thế giới mắc phải trường hợp này, tuy nhiên điều này lại ít xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển và phát triển.

  Nếu bản thân thiếu đi I - ốt, bạn có thể bổ sung thông qua muối, hoặc các thực phẩm như rong biển, sữa, trứng, cá,… Tuy nhiên vẫn có một số lưu ý nhất định rằng, bạn không cần bổ sung I-ốt thông qua thực phẩm chức năng, bởi bạn có thể bổ sung từ việc ăn uống hàng ngày. Sở dĩ như thế, bởi việc lạm dụng sẽ khiến tuyến giáp bị hỏng.

Suy giáp nên ăn gì

Suy giáp nên ăn gì?

  Kẽm

  Bệnh suy giáp thường sẽ thiếu chất gì? Câu trả lời sẽ là Kẽm. Bởi giống như khoáng chất Selen phía trên, kẽm cũng mng tác dụng kích hoạt các Hormone tuyến giáp. Theo như các nghiên cứu cho thấy rằng: Chất kẽm có khả năng giúp cơ thể c6n bằng và điều chỉnh nội tiết tố tuyến giáp TSH. Khi bản thân mắc phải chứng suy giáp, người bệnh cũng cần quan tâm đến các dạng thực phẩm như: Hù, thịt gà, thịt bò,… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bệnh suy giáp kiêng ăn gì?

  Goitrogen

  Goitrogen đây được xem là một hợp chất có thể làm ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp. Những loại thực phẩm có chứa hợp chất này mà người bị bệnh suy giáp cần tránh như:

  Các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành: Đậu hũ, Sữa đậu nành…

  Một số loại rau như: Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, rau chân vịt, …

  Khoai lang, dâu tây, củ sắn, đậu phộng,…

  Gluten

  Gluten là một loại đạm (protein) có trong lúa mạch hoặc lúa mạch đen. Những đối tượng bị loét dạ dày hay các bệnh tự miễn không nên bổ sung những loại thực phẩm có chứa Gluten bởi chất này có thể làm tổn thương xung quanh ruột.

  Đây cũng có thể được xem vì sao mà những bệnh nhân bị viêm giáp Hashimoto, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giáp cần loại bỏ và kiêng tránh sử dụng thực phẩm có chứa Gluten khỏi chế độ ăn uống của mình, nhằm giúp cải hiện các triệu chứng không đáng có.

Để được phòng khám hỗ trợ thêm về Bệnh suy giáp (suy tuyến giáp) là gì? Chữa khỏi được không? thì bạn hãy liên hệ ngay. Phòng khám Hồng Phúc sẽ giải đáp thắc mắc để bạn tìm được thông tin bệnh lý cần thiết cho từng người. Hotline: 0251 381 9288

Báo chí nói về chúng tôi:

suckhoedoisong.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng

dantri.com.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc: Địa chỉ khám nam khoa uy tín

  da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Ăn dứa trước khi quan hệ ở nam và nữ giới sẽ có tác dụng gì?

Ăn dứa trước khi quan hệ ở nam và nữ giới sẽ có tác dụng gì?

Ăn dứa trước khi quan hệ ở nam và nữ giới sẽ có tác dụng gì? Bởi như ai cũng đã từng...
Bị rối loạn tiền đình có hoạt động ân ái được không?

Bị rối loạn tiền đình có hoạt động ân ái được không?

Bị rối loạn tiền đình có hoạt động ân ái được không? Là vấn đề mà nhiều bệnh...
Mắc bệnh thận có tác động xấu đến sinh lý không?

Mắc bệnh thận có tác động xấu đến sinh lý không?

Mắc bệnh thận có tác động xấu đến sinh lý không? Đây được xem là câu hỏi thu hút...
6 ảnh hưởng khi giảm nội tiết tố nữ là gì?

6 ảnh hưởng khi giảm nội tiết tố nữ là gì?

6 ảnh hưởng khi giảm nội tiết tố nữ là gì? Hiện là vấn đề thu hút sự quan tâm không...
6 cách hồi sức sau quan hệ cho nam giới?

6 cách hồi sức sau quan hệ cho nam giới?

 6 cách hồi sức sau quan hệ cho nam giới? Bởi không ít phái mạnh cảm thấy sau mỗi hoạt...

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc