Bệnh cường giáp là gì? Có chữa khỏi được không?
Bệnh cường giáp là gì? Có chữa khỏi được không?... Là các vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm đông đảo từ cánh bệnh nhân bị mắc phải. Vì thế, để có thể giúp quý độc giả hiểu hơn về các vấn đề xoay quanh cường giáp là bệnh gì, xin mời tham khảo những thông tin bổ ích được cập nhật tại bài viết sau.
Cường giáp là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết: Bệnh cường giáp hay cường tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp đã có sự hoạt động quá mức, sản xuất ra nhiều nội tiết tố (Hormone) một cách đột biến. Các hormone được sản xuất từ tuyến giáp là Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4), các nội tiết tố tuyến giáp này mang trách nhiệm trong việc giúp cơ thể phát triển, chình vì thế mà khi tuyến giáp xảy ra vấn đề, thì nó sẽ có sự ảnh hưởng đến mọi khía cạnh sức khỏe của cơ thể.
Nguyên nhân cường giáp
Nguyên nhân cường giáp: Bệnh Basedow (Bệnh Graves)
Có đến 70% những trường hợp mắc phải bệnh cường giáp nguyên nhân do mắc phải bệnh Basedow (Bệnh Graves). Đây là tình trạng bệnh từ việc những kháng thể có trong máu kích hoạt tuyến giáp, khiến cho tuyến giáp phát triển mất kiểm soát và tiết ra lượng Hormone vượt ngưỡng bình thường. Bệnh thường mang tính di truyền nhiều thế hệ trong gia đình, cũng như cánh chị em thuộc độ tuổi tự 20 đến 50 tuổi.
Nguyên nhân cường tuyến giáp: Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp bán cấp: Tình trạng này thường xuất hiện với cánh chị em thuộc độ tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi. Hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tuyến giáp cấp vẫn chưa được xác định cụ thể và chuẩn xác, tuy nhiên khả năng mắc bệnh cao đến từ việc viêm nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến.
Viêm tuyến giáp hậu sinh nở: Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm sau khi sanh nở tầm khoảng một năm.
Viêm tuyến giáp âm thầm: Mặc dù khi mắc phải dạng viêm tuyến giáp âm thầm này có biểu hiện tuyến giáp bị sưng to, nhưng nó không gây nên cảm giác đau đớn.
Cơn cường giáp là gì?
Nguyên nhân cường tuyến giáp: Tăng tiêu thụ i-ốt
Tuyến giáp dựa vào I - ốt để tạo nên các Hormone cho tuyến giáp. Tuy nhiên, một số người đã tiêu thụ lượng lớn I-ốt khiến cho tuyến giáp bị tăng sinh quá nhiều Hormone và mất kiểm soát.
Nguyên nhân gây cường giáp: Sử dụng quá nhiều thuốc có chứa hormone tuyến giáp
Đôi khi, một số bệnh nhân sử dụng thuốc Hormone tuyến giáp đã sử dụng quá liều khi chưa thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, cánh bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để thực hiện thăm khám – kiểm tra và điều chỉnh liều lượng sử dụng nếu Hormone tuyến giáp của bản thân người bệnh quá cao.
Triệu chứng cường giáp là gì?
Một số những triệu chứng bệnh cường giáp thường gặp:
Người bệnh cảm thấy biểu hiện thân nhiệt tăng cao, bề mặt da cơ thể cũng nóng theo, sốt dao động từ 37.5 đến 38 độ C
Có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở khi cảm xúc dâng trào hay làm việc quá sức.
Luôn lo lắng, bất an, bồn hồn, tính khí thất thường, mất ngủ, khó ngủ, có thể xuất hiện rối loạn tâm thần như dễ kích động, hoang tưởng,…
Kinh nguyệt bị rối loạn đối với nữ giới thuộc độ tuổi trẻ
Yếu các phần cơ như cánh tay, đùi,… Cùng với việc móng, tóc yếu và dễ gãy rụng hàng loạt.
Tiêu chảy từ 5 – 6 lần / ngày, không kèm triệu chứng đau bụng
Sụt cân nhanh chóng và không có nguyên do
Rất dễ chói mắt dù ánh sáng không vượt ngưỡng chịu đựng, thường xuyên chảy nước mắt, lồi mắt, cảm giác nóng mắt.
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Với câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa tại Đa Khoa Hồng Phúc có những chia sẻ rằng bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến các biến chứng cường giáp phức tạp như:
Biến chứng ở tim mạch: khi mắc phải hội chứng cường giáp thường sẽ cảm nhận được nhịp tim nhanh, những rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn như rung nhĩ có thể gặp phải. Nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị uy tim ở người bị cường giáp.
Cơn bão giáp: khi tình trạng Hormone tăng lên đột ngột, những biểu hiện cường giáp sẽ đột ngột tăng lên rất nhiều và nặng nề. Từ đây, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị nhanh chóng.
Biến chứng bệnh cường giáp: Lồi mắt ác tính: Với trường hợp bệnh cường giáp do bệnh Basedow gây ra, bệnh nhân sẽ bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm ới ánh sáng, kèm theo đó là viêm giác mạc, viêm kết mạc.
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Cường giáp gây rối loạn tự miễn, cho nên nếu thắc mắc bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Thì câu trả lời là sẽ không thể tự khỏi nếu không tiến hành theo phác đồ điều trị cường giáp.
Người bệnh cần điều trị duy trì trong một thời gian dài để đưa tuyến giáp về đúng trạng thái hoạt động như bình thường, ngoài ra cần dự phòng những biến chứng bệnh nếu có.
Điều trị cường giáp như thế nào hiệu quả?
Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị cường giáp hiệu quả như sau:
Điều trị cường giáp bằng thuốc
Thuốc chẹn beta: Không làm tuyến giáp ngừng sản xuất hormone có thể giảm triệu chứng đến khi các phương pháp điều trị khác có hiệu lực. Thuốc chẹn beta hoạt động nhanh làm giảm triệu chứng của cường giáp, chẳng hạn như: Biều hiện run, tim đập nhanh, lo lắng. Đa phần bệnh nhân cảm thấy tốt hơn trong vài giờ sau khi dùng thuốc chẹn beta.
Thuốc kháng giáp: Thuốc methimazole (Thyrozol®), trong một số trường hợp hiếm gặp là propylthiouracil (PTU) được kê đơn nếu các bác sĩ chọn chữa trị hội chứng cường giáp bằng cách ngăn chặn khả năng tạo hormone mới của tuyến giáp. Methimazole được ưa chuộng hơn do ít có tác dụng phụ nghiêm trọng. Những loại thuốc này giúp kiểm soát tốt tuyến giáp hoạt động quá mức cũng như không gây tổn thương vĩnh viễn tuyến giáp.
Khoảng 20% đến 30% người bệnh mắc Basedow, chữa trị bằng thuốc kháng giáp từ 18-24 tháng có thể làm thuyên giảm bệnh kéo dài. Đối với những trường hợp bị bướu cổ cường giáp dạng nốt độc, nhiều nốt, thuốc kháng giáp đôi khi được dùng để chuẩn bị cho việc chữa trị phẫu thuật hay bằng radioiodine.
Điều trị bệnh cường tuyến giáp trạng bằng thuốc uống
Điều trị cường giáp bằng Iod phóng xạ
Một cách khác giúp hỗ trợ chữa trị tình trạng tuyến giáp là làm tổn thương hay phá hủy tế bào tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp. Vì khi những tế bào tuyến giáp này cần i-ốt nhằm tạo ra hormone tuyến giáp, sẽ hấp thụ bất kỳ dạng i-ốt nào trong máu cho dù i-ốt có phóng xạ hay không.
I-ốt phóng xạ áp dụng trong chữa trị bằng đường uống, thường dạng viên nang nhỏ chỉ dùng một lần. Khi uống vào cơ thể, i-ốt phóng xạ vào máu, nhanh chóng được tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức hấp thụ. Chất phóng xạ không được tế bào tuyến giáp hấp thụ đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi, phân trong thời gian vài ngày hoặc vài tuần. I-ốt phóng xạ phá hủy những tế bào tuyến giáp đã hấp thụ.
Kết quả tuyến giáp, nhân giáp thu nhỏ kích thước, nồng độ hormone trong máu trở lại bình thường. Đôi khi vẫn bị cường giáp, nhưng ở mức độ nhẹ hơn trước.
Cách điều trị bệnh cường giáp: Phẩu thuật tuyến giáp
Bệnh cường giáp có thể chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hay hầu hết tuyến giáp. Phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm về phẫu thuật tuyến giáp.
Chữa trị cường giáp bằng phương pháp phẩu thuật
Sau khi tuyến giáp được cắt bỏ, nguồn gốc gây bệnh không còn nữa lúc này người bệnh có thể sẽ trở thành suy giáp. Suy giáp phát triển sau chữa trị bằng liệu pháp phóng xạ, thì nồng độ hormone tuyến giáp được khôi phục về bình thường bằng cách mỗi ngày một lần với thuốc bổ sung hormone tuyến giáp.
Bệnh cường giáp điều trị bao lâu?
Nếu tình trạng cường giáp duy trì liên tục trong suốt thời gian chữa trị bằng thuốc kháng giáp thì 18 đến 24 tháng có thể ngừng hoàn toàn.
- Liệu trình trị bệnh cường giáp:
+ Giai đoạn tấn công: Trung bình từ 6 - 8 tuần.
Methimazole: 20 - 30mg/ngày, chia làm 2 lần;
PTU: 400 - 450 mg/ngày chia làm 3 lần.
+ Giai đoạn chữa trị duy trì: Trung bình từ 18 - 24 tháng.
Ở giai đoạn này, liều thuốc sẽ giảm dần mỗi từ 1 - 2 tháng dựa vào tình trạng cải thiện của những triệu chứng;
Methimazole mỗi lần giảm 5 - 10mg; liều duy trì từ 5 - 10mg/ngày;
PTU mỗi lần giảm 50 - 100 mg; liều duy trì từ 50 - 100mg/ngày.
Phòng tránh bệnh cường giáp
Thông thường, với giai đoạn đầu của bệnh cường giáp sẽ không gây triệu chứng rõ ràng, người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Do đó, để phòng tránh hiện tượng cường giáp mọi người cần có thói quen thăm khám, tầm soát thường xuyên sức khỏe bên cạnh đó thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý bằng những biện pháp như:
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập luyện thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện đồng thời tiêu diệt tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.
Cách phòng tránh bệnh cường giáp
Bổ sung đủ i-ốt
Việc thừa hay thiếu i-ốt có thể gây ra nhiều vấn đề về bệnh lý tuyến giáp chính vì vậy chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được hỗ trợ tư vấn chi tiết. Đặc biệt chị em khi mang thai, người cao tuổi là những đối tượng cần được lưu ý bổ sung đủ lượng i-ốt hàng ngày tránh ảnh hưởng sức khỏe cho thai nhi, thai phụ và người cao tuổi.
Dinh dưỡng hợp lý
Trong việc phòng ngừa cũng như làm hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, những loại thực phẩm cần thiết giàu chất oxy hóa luôn là lựa chọn mà bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa được tìm thấy trong loại thực phẩm như: việt quất, dâu tây, cải xoăn, súp lơ…
Xây dựng lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ uống chứa cồn, chất kích thích giúp phòng ngừa không chỉ bệnh lý cường giáp mà còn các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Tầm soát bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cần được thực hiện hàng năm đặc biệt là nữ giới trên 20 tuổi. Việc tầm soát sớm giúp phát hiện bệnh, chữa trị ngay từ giai đoạn chưa triệu chứng, ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu cường giáp như cổ to, đau họng, mắt lồi, thân nhiệt cao, giảm thị lực,…Lúc này người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết tại các cơ sở phòng khám y tế uy tín.
Ở trên là các thông tin chia sẻ về Bệnh cường giáp là gì? Có chữa khỏi được không?, nếu bạn còn chưa hiểu rõ hoặc cần thông tin hữu ích hơn thì hãy liên hệ về cho Phòng Khám Hồng Phúc Hotline: 0251 381 9288 hoặc tại khung chat bên dưới. Hoàn toàn miễn phí!
Báo chí nói về chúng tôi:
suckhoedoisong.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng
dantri.com.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc: Địa chỉ khám nam khoa uy tín
Ăn dứa trước khi quan hệ ở nam và nữ giới sẽ có tác dụng gì?
Bị rối loạn tiền đình có hoạt động ân ái được không?
Mắc bệnh thận có tác động xấu đến sinh lý không?
6 ảnh hưởng khi giảm nội tiết tố nữ là gì?
6 cách hồi sức sau quan hệ cho nam giới?