Mọc răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?
Mọc răng khôn khi mang thai có nên nhổ không? Trường hợp mẹ bầu mọc răng khôn gây đau nhức khá phổ biến. Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường mọc ở lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Đây cũng là độ tuổi nhiều phụ nữ kết hôn và sinh con. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình trạng mọc răng khôn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về tình trạng mọc răng khôn
Mọc răng khôn khi mang thai là trường hợp tương đối phổ biến vì răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, sâu bên trong khoang miệng. Khi những răng còn lại đã mọc đầy đủ, lúc này xương hàm đã cứng chắc, mô mềm và niêm mạc dày hơn. Chính vì vậy, răng khôn dễ bị mọc lệch, mọc ngầm, đồng thời chen sang những răng khác, gây đau nhức kéo dài.
Tìm hiểu về tình trạng mọc răng khôn
Mọc răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Đối với người bình thường mọc răng khôn thì việc xử lý tương đối đơn giản. Trường hợp răng khôn mọc lệch, làm ảnh hưởng tới các răng khác, thì bạn phải nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và những răng còn lại trên cung hàm.
Tuy nhiên, mọc răng khôn khi mang thai có sao không hiện đang là thắc mắc của nhiều người. Vì cơ thể nữ giới rất nhạy cảm, nhất là khi đang có bầu, cho nên việc chỉ định chữa trị khi phụ nữ có thai mọc răng khôn không hề đơn giản.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa cho cánh chị em mọc răng khôn khi mang thai là không nên nhổ răng bởi nhổ răng khi mang bầu có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ, thậm chí là cả em bé đang trong bụng, vì răng liên kết với rất nhiều dây thần kinh.
Ngoài ra, việc nhổ răng khôn sẽ cần đến các phương pháp: gây tê, sử dụng thuốc kháng sinh, chụp X Quang, siêu âm,… Những phương pháp này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.
Cơ thể nữ giới khi mang thai cũng có nhiều thay đổi, đó là sự thay đổi hoocmon Estrogen, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, thiếu hụt canxi và sắt khiến cho răng của mẹ bầu rất dễ bị tổn thương. Nên trong trường hợp mọc răng khôn khi mang thai cần hết sức lưu ý.
Một số hiện tượng xảy ra khi mang thai mọc răng khôn mà bạn cần chú ý: Đau nhức, hành sốt, xương hàm khó cử động, khó khăn trong việc ăn uống,…hậu quả là: Ăn không ngon miệng, kéo dài tình trạng này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Mọc răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng như: Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai, viêm quanh thân răng do thức ăn bị mắc kẹt vào trong kẽ răng dẫn đến sâu răng
Thời gian mang thai, sức đề kháng của thai phụ rất yếu, nên dễ bị vi khuẩn răng miệng tấn công, gây hiện tượng viêm nhiễm răng khôn. Tóm lại Mọc răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe? thì câu trả lời là có nếu bạn quyết định nhổ ở thời gian này, vì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.
Mọc răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?
Mọc răng khôn khi mang thai, cần cố gắng hạn chế tối đa việc nhổ răng. Vì khi nhổ răng khôn sẽ trải qua nhiều công đoạn như: Sử thuốc gây tê, thuốc giảm đau, cầm máu, kháng sinh liều cao… Tất cả những tác động này đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Bên cạnh đó, việc nhổ răng khôn nếu không được thực hiện chuẩn xác sẽ khiến thai có cảm giác đau đớn, viêm nhiễm nặng nề hơn, ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Mọc răng khôn khi mang thai, là hiện tượng có thể xảy ra với bất kỳ cánh nữ giới. Khi gặp phải vấn đề này, bạn không nên tự ý giải quyết mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục cụ thể nhé!
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp
Ăn dứa trước khi quan hệ ở nam và nữ giới sẽ có tác dụng gì?
Bị rối loạn tiền đình có hoạt động ân ái được không?
Mắc bệnh thận có tác động xấu đến sinh lý không?
6 ảnh hưởng khi giảm nội tiết tố nữ là gì?
6 cách hồi sức sau quan hệ cho nam giới?