Điểm danh các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì
Mụn ở tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên hầu hết nhiều bạn trẻ chưa hiểu rõ nguyên nhân, cách chăm sóc cũng như phương pháp điều trị thích hợp khiến mụn kéo dài trở nên nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh nên cùng con mình tìm hiểu Điểm danh các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì để tránh biến chứng nặng ảnh hưởng đến sự tự tin, thẩm mỹ sau này của trẻ. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu biết rõ hơn về các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì nhé!
Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì nam và nữ
Mụn là một bệnh lý về da mạn tính xuất hiện khi nam và nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì, tự nhiên lành khi bước sang độ tuổi 35 – 40. Mụn xuất hiện chủ yếu ở vùng da mặt, nhưng nhiều trường hợp có thể lan đến ngực và lưng.
Điểm danh các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì :
1. Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì: Mụn đầu đen
Là những lỗ nang lông bị tắc trên da. Nguyên nhân thường là do tế bào chết, vi khuẩn, bã nhờn khi tiếp xúc với không khí bị oxy hóa dần chuyển sang màu đen.
Mụn đầu đen khác mụn đầu trắng cũng là một loại mụn do tắc lỗ nang lông nhưng mụn này không tiếp xúc với không khí bên ngoài nên có màu trắng. Mụn đầu đen khá phổ biến, là loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì ở trên mặt, đặc biệt là ở mũi. Đôi khi, chúng xuất hiện trên lưng, cổ, cánh tay, ngực hoặc vai.
2. Mụn thường gặp ở tuổi dậy thì: Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng hình thành khi bã nhờn tiết ra nhiều, kết hợp tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông nên mụn có màu trắng, có nhân cứng.
Mụn đầu trắng gây hại cho da nếu như không điều trị sớm và đúng cách. Những lỗ chân lông bịt kín hoàn toàn, khiến chất nhờn ngưng tụ, lấp đầy lỗ chân lông hình thành nhiều nốt mụn màu trắng trên da mặt.
Đặc điểm của mụn đầu trắng là không sưng, không đỏ, nốt nổi gồ lên bề mặt da, đôi khi không thấy rõ bằng mắt trừ khi nhìn gần hoặc sờ bằng tay. Mụn có nhân cứng, trắng, chưa có miệng cồi (hay gọi là mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới lớp da.
Điểm danh các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì
3. Mụn thường gặp tuổi dậy thì: Mụn đỏ, mụn trứng cá
Mụn trứng cá đỏ là dạng thường xuất hiện ở hầu hết mọi người. Tình trạng mụn trên vùng da bị mẩn đỏ là khi mụn đầu đen hay đầu trắng bị viêm chuyển thành mụn đỏ, sưng, có thể đau khi đụng vào.
Mụn sưng tấy gây đau rất khó thấy nhân mụn, do đó việc điều trị gặp khó khăn không thể lấy được nhân mụn. Biến chứng của mụn đỏ này là hình thành mụn bọc, mụn nang gây nguy hiểm cho da. Nguyên nhân gây ra là do chúng tạo ra bởi lớp dầu thừa tiết trên da và vi khuẩn. Nếu bị stress hay độ ẩm cao cũng dễ sinh mụn đỏ dưới da.
4. Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì: Mụn mủ
Là loại mụn viêm giống như một dạng mụn đầu trắng có một vòng màu đỏ xung quanh chổ sưng. Vết sưng thường đầy mủ màu trắng hay màu vàng. Lúc này, bạn không nên chích mụn mủ khi chưa già, chưa tạo nốt đen trên đầu mụn.
Vì khi chích bằng loại kim lấy mụn, mụn có màu trắng, màu vàng gây ra những vết sẹo, đốm đen phát triển trên da sau này. Mụn mủ là biểu hiện mụn ở mức độ nặng.
Bên cạnh nhân mụn xuất hiện mủ trắng thì dấu hiệu thường thấy là mủ sưng to đau nhức nhiều.
5. Mụn ở tuổi dậy thì: Mụn bọc
Thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, cả nam lẫn nữ giới đều có thể bị mụn bọc, mụn bọc xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 60% ở các bạn trai và 40% ở nữ.
Nguyên nhân là cơ địa da mặt của nam có xu hướng bài tiết bã nhờn nhiều hơn nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, bã nhờn tích tụ hình thành vi khuẩn gây mụn, hay thói quen uống rượu bia, sờ nặn mụn tùy ý, không đảm bảo vệ sinh gây ra viêm nhiễm, khiến mụn lây lan nhanh.
Mụn bọc xuất hiện là mặt, đôi khi ở lưng, thậm chí xuất hiện ở chỗ kín. Mụn bọc là loại mụn viêm có đường kính to hơn nhiều so với mụn mủ hay mụn đỏ, sưng đau, có rất nhiều mủ. Lúc này viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới tế bào da gây mụn bọc cho dù có lành sẽ để lại sẹo lõm.
Điều trị mụn ở tuổi dậy thì
Tùy vào tình trạng mụn ở tuổi dậy thì mà việc điều trị có thể là cần thiết nếu không nghiêm trọng, có thể hướng dẫn trẻ tự chăm sóc, dùng sản phẩm trị mụn phù hợp dưới sự theo dõi của bác sĩ da liễu.
Cách xử lý mụn trên da
Khi mụn xuất hiện trên còn non, cần xử lý nhẹ nhàng bằng những cách như:
Điều trị mụn ở tuổi dậy thì đúng cách
Dùng miếng dán hút mụn: chườm ấm nốt mụn, dùng tăm bông ấn nhẹ để cồi mụn trồi da, dùng miếng dán hút mụn khoảng 30 phút. Khi nhân được lấy ra, cần bảo vệ da tránh nhiễm trùng.
Nặn mụn: Nên nặn tại cơ sở y tế, phòng khám da liễu uy tín, tại đây da bạn sẽ được làm sạch, xử lý đúng cách không gây tổn thương da. Ngoài ra phục hồi da sau khi nặn mụn.
Vệ sinh da
Vệ sinh da sạch nhằm loại bỏ dầu nhờn, tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn là việc quan trọng để kiểm soát mụn. Làn da ở độ tuổi dậy thì có thể dùng sữa rửa pH phù hợp, làm sạch nhẹ mỗi ngày 2 lần là đủ.
Không rửa mặt bằng sữa rửa mặt trong ngày nhiều lần hay dùng sản phẩm làm sạch quá mức làm da bị khô, tiết dầu nhiều hơn khiến dễ nổi mụn.
Dùng sản phẩm trị mụn
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm trị mụn từ những thương hiệu khác nhau chứa hành phần khác nhau. Với da nổi mụn ở tuổi dậy thì nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng có thành phần rõ ràng và được kiểm chứng. Ưu tiên những sản phẩm dược mỹ phẩm lành tính tránh sản phẩm có chứa dầu làm bít tắc lỗ chân lông.
Nếu trẻ bị mụn nặng, cần phải đưa trẻ đi thăm khám da liễu để được các bác sĩ kê thuốc chữa trị nếu cần thiết. Nếu sử dụng quá nhiều mỹ phẩm mà không đúng cách sẽ khiến mụn trên da mặt trở nên nghiêm trọng hơn.
Ở trên là các thông tin chia sẻ về các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì nếu bạn còn chưa hiểu rõ hoặc cần thông tin hữu ích hơn thì hãy liên hệ về cho Phòng Khám Hồng Phúc Hotline: 0251 381 9288 hoặc tại khung chat bên dưới. Hoàn toàn miễn phí!
Báo chí nói về chúng tôi:
suckhoedoisong.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng
dantri.com.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc: Địa chỉ khám nam khoa uy tín
Giải đáp thắc mắc: Phụ nữ lâu ngày không quan hệ có sao không?
Thuốc giảm ham muốn ở nam giới và những lưu ý khi sử dụng
Cách kiềm chế ham muốn ở phái mạnh đơn giản hiệu quả
Giải đáp: Đi tiểu ra tinh dịch có nguy hiểm không?
Bác sĩ giải đáp: Sau quan hệ 1 ngày ra dịch trắng có bị sao không?