Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Biên Hòa.

Xét nghiệm nước tiểu để biết bệnh gì?

Màu sắc nước tiểu chính là "tiếng nói" phản ảnh sức khỏe của mỗi người. Do đó, khi nước tiểu có màu sắc lạ như màu đỏ, màu xanh, màu đen, màu nâu đỏ, màu trắng đục... cánh báo bạn đang gặp các vấn để ở hệ tiết niệu hay các bệnh nguy hiểm khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xét nghiệm nước tiểu để biết bệnh gì nhé?

  da khoa hong phuc

Xét Nghiệm Nước Tiểu Để Biết Bệnh Gì?

Trong nước tiểu có chứa hàm lượng các chất nhất định, do đó nếu nước tiểu bình thường sẽ có chỉ số ở mức cân bằng. Nếu có sự xuất hiện bất thường của một số chất hoặc nồng độ tăng bất thường thì có thể gặp vấn đề nào đó ở cơ quan hệ bài tiết nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ phân tích định lượng, hàm lượng các chất trong nước tiểu để phát hiện dấu hiệu bệnh hoặc tác nhân gây bệnh. Xét nghiệm này cũng giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.

Dưới đây là một số bệnh lý nguy hiểm có thể phát hiện được qua xét nghiệm nước tiểu:

Viêm bàng quang: Phân tích tế bào đổ ra trong nước tiểu dưới kính hiển vi có thể chẩn đoán sớm và điều trị ung thư bàng quang.

Viêm đường tiết niệu: Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ở đường tiết niệu, dù đó là thận, bàng quang, niệu đạo hay niệu quản.

Viêm tinh hoàn: Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp chẩn đoán được bạn có bị viêm tinh hoàn hay không, qua việc kiểm tra nồng độ hormone hCG tiết ra từ khối u lẫn trong nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu giúp tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe

Xét nghiệm nước tiểu giúp tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe

Viêm niệu đạo: Nước tiểu có thể đánh giá bạn có nguy cơ mắc bệnh ở niệu đạo không, mà điển hình là viêm niệu đạo do khuẩn lậu.

Sỏi thận: Chỉ số protein trong nước tiểu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ở thận, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương thận ở người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài.

Viêm tuyến tiền liệt: Đây là cơ quan quan trọng không chỉ trong bộ máy sinh sản mà còn ở hệ tiết niệu, bởi chúng là đường dẫn nước tiểu và tinh dịch đi qua. Vì thế, để nhận biết dấu hiệu bệnh ở cơ quan này, xét nghiệm nước tiểu là khâu không thể thiếu.

Nấm sinh dục: Nấm Candida là thủ phạm gây nấm dương vật có thể hòa lẫn trong nước tiểu khi bài tiết ra ngoài, do đó việc xét nghiệm nước tiểu kèm theo mẫu bựa sinh dục có thể giúp bạn nhận biết bệnh lý này chính xác.

icon Ngoài ra, còn có rất nhiều bệnh cho kết quả chính xác khi tiến hành xét nghiệm lấy nước tiểu, dựa trên dấu hiệu lâm sàng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình có dấu hiệu bất thường thì nên đi thăm khám ngay.

Màu Sắc Nước Tiểu Phản Ánh Điều Gì?

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, không gây đau đớn, ngứa ngáy gì. Màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng nước uống, thức ăn hoặc thuốc uống.

Thế nhưng, một số màu sắc bất thường trong nước tiểu có thể là "hồi chuông" cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của bạn. Theo bác sĩ chuyên khoa, màu sắc nước tiểu có sự thay đổi thường do những nguyên nhân sau:

Nước tiểu màu vàng

Nếu đậm/nhạt hơn bình thường một chút có thể do bạn uống ít nước khiến cho nước tiểu loãng hoặc cô đặc lại nên tiểu ít và đậm hơn.

Nhiều trường hợp nước tiểu có màu vàng, có mùi hôi, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ... có thể bạn đã bị viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm niệu đạo

Nước tiểu màu cam

Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị viêm khớp... Gặp các vấn đề về ống mật hoặc gan.

Nếu nước tiểu có màu cam kèm theo tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều lần... có thể bạn đang gặp vấn đề ở bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước tiểu có màu trắng đục

Có thể do nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng lây qua đường tindh dục hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Nước tiểu đóng cặn màu trắng đục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận. Nếu do viêm đường tiết niệu thì người bệnh còn bị tiểu buốt, nước tiểu khai nồng, có cảm giác nóng khi tiểu...

Ngoài ra, nếu nước tiểu có màu trắng trong thời gian dài, cẩn thận với nguy cơ đái tháo đường.

Nước tiểu có màu sắc bất thường nam giới phải xét nghiệm nước tiểu ngay

Nước tiểu có màu sắc bất thường nam giới phải xét nghiệm nước tiểu ngay

Nước tiểu màu xanh

Trường hợp này thường có liên quan đến rối loạn di truyền, hoặc bạn ăn phải những thực phẩm nhiễm chất hóa học.

Nếu nước tiểu có màu vàng xanh như mủ, ra nhiều buổi sáng, ngứa niệu đạo, đau bụng dưới... đây là dấu hiệu của bệnh lậu, Chlamydia.

Nước tiểu màu nâu

Thường gặp ở bệnh đường tiết niệu như: viêm đường tiểu do nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn, viêm bàng quang, ung thư bàng quang...

Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng

Bạn nên cảnh giác cao độ với trường hợp này bởi có thể do chấn thương tinh hoàn, dương vật khiến máu theo nước tiểu ra ngoài; hệ tiết niệu bị tắc nghẽn; hoặc rối loạn di truyền hồng cầu, thiếu máu tán huyết, ung thư thận..

icon Ngoài việc quan sát màu nước tiểu, nam giới có thể nhận biết những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục qua triệu chứng rối loạn tiểu tiện, cụ thể như: tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu đau, tiểu ra máu...

Khi Nào Nam Giới Nên Đi Xét Nghiệm Nước Tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám tổng quát, nhập viện, đánh giá trước khi phẫu thuật, sàng lọc bệnh thận, tiểu đường, bệnh gan...

Kiểm tra khi có triệu chứng ở thận: Tiểu buốt, đau bụng, đau bụng dưới, lẫn máu trong nước tiểu hoặc các triệu chứng ở hệ tiết niệu.

Chẩn đoán bệnh: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, suy thận, sỏi thận, suy nhược cơ, protein trong nước tiểu, viêm thận...

Theo dõi tiến triển bệnh và điều trị bệnh: Bệnh liên quan đến tiểu đường, bệnh thận, liên quan huyết áp, nhiễm trùng thận, máu trong nước tiểu...

Hướng Dẫn Nhanh Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Đánh Giá Bệnh

Dưới đây là cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cùng ý nghĩa của từng chỉ số:

Chỉ số LEU (Leukocytes)

Kết quẩ âm tính, nồng độ cho phép: 10 - 25 lEU/UL.

Kết quả cao: Chỉ số LEU > 10 - 25 LEU/UL. Người bệnh có thể bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Chỉ số BIL (Bilirubin)

Kết quả âm tính, nồng độ: 0.4 - 08 mg/dL.

Kết quả cao: Khi BIL > 0.4 - 0.8 mg/dL. BIL trong nước tiểu cao có thể do tổn thương ở gan hoặc túi mật.

Chỉ số UBG (Urobilinogen)

Kết quả âm tính, chỉ số: 0.2 - 1.0 mg/dL.

Kết quả cao: Khi UBG > 0.2 - 1.0 mg/dL, người bệnh có thể bị viêm gan, xơ gan...

Chỉ số PRO (Protein)

Kết quả âm tính, chỉ số: 7.5 - 20 mg/dL.

Kết quả cao: Chỉ số PRO > 20 mg/dL.

Người thường, PRO trong nước tiểu cao có thể do bệnh ở thận, nhiễm trùng trong nước tiểu.

Ở thai phụ, PRO trong nước tiểu cao có thể do thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp...

Chỉ số pH

Kết quả bình thường: 4.6 - 8

Kết quả cao: Chỉ số pH >=9, nước tiểu có tính bazo mạnh.

Kết quả thấp: Chỉ số pH <=4, nước tiểu có tính acid mạnh.

Mỗi thông số xét nghiệm nước tiểu sẽ đánh giá từng bệnh lý khác nhau

Mỗi thông số xét nghiệm nước tiểu sẽ đánh giá từng bệnh lý khác nhau

Chi số SG

Kết quả bình thường: 1.005 - 1.030.

Kết quả cao: SG > 1.030, có thể do thiếu nước hoặc bệnh lý.

Kết quả thấp: SG < 1.005, có thể do uống quá nhiều nước hoặc bệnh lý.

Chỉ số BLD (Blood)

Kết quả âm tính: 0.015 - 0.062 mg/dL.

Kết quả cao: BLD > 0.062 mg/dL, dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, niệu đạo, bàng quang gây xuất huyết đến nước tiểu.

Chỉ số KET (Ketone)

Kết quả âm tính hoặc ở mức thấp 2,5 - 5 mg/dL.

Kết quả cao: KET > 5 mg/dL, có thể do bệnh tiểu đường, nhịn ăn trong thời gian dài hoặc người nghiện rượu.

Chỉ số GLU (Glucose)

Kết quả âm tính, nồng độ 50 - 100 mg/dL.

Kết quả cao: GLU > 100mg/dL, do đái tháo đường không kiểm soát, bệnh thận hoặc tổn thương thận.

Chỉ số ASC (Ascorbic Acid)

Kết quả âm tính: 5 - 10 mg/dL.

Kết quả cao: Chỉ số ASC > 10 mg/dL, có thể đang gặp vấn đề về thận.

Để biết thêm thông tin về vấn đề xét nghiệm nước tiểu hay muốn được tư vấn thêm về xét nghiệm sức khỏe sinh sản nam giới, bạn đọc vui lòng liên hệ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc theo số Hotline 0251 381 9288 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới để được giải đáp nhanh chóng.

  da khoa hong phuc

Đọc tiếp
Tin Liên Quan
Muốn đi tiểu tiên tục tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Muốn đi tiểu tiên tục tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Muốn đi tiểu tiên tục tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi đối với số lần đi...
Quan hệ xong đau rát tiểu buốt do yếu tố bệnh lý

Quan hệ xong đau rát tiểu buốt do yếu tố bệnh lý

  Chứng đau rát tiểu buốt khi quan hệ xong thường gặp ở nam và nữ giới, nhưng ở...
Đi tiểu ra mủ trắng ở nam giới cảnh báo bệnh lý gì?

Đi tiểu ra mủ trắng ở nam giới cảnh báo bệnh lý gì?

  Đi tiểu ra mủ trắng ở nam giới cảnh báo bệnh lý gì? Tình trạng này do rất nhiều...
Đi tiểu ra mủ có sao không?

Đi tiểu ra mủ có sao không?

  Đi tiểu ra mủ có sao không? Tiểu ra mủ là một trong những biểu hiệm bất thường...
Cách chữa bệnh tiểu ra máu sau khi quan hệ

Cách chữa bệnh tiểu ra máu sau khi quan hệ

  Tiểu ra máu sau quan hệ ở cả nam và nữ giới có thể đó là biểu hiện bình thường....

Bài viết xem nhiều

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHÚC
Hotline: 0251-381-9288
Lịch Khám: Khám bệnh từ 8h-20h tất cả các ngày (không nghỉ)
Địa chỉ: Số 203A, Đ.Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
Email: pkhongphucdongnai@gmail.com
DMCA.com Protection Status
da khoa hong phuc
da khoa hong phuc
20
da khoa hong phuc