Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em
Viêm mào tinh hoàn là căn bệnh thường gặp ở nam giới, nhưng cũng có thể gặp ở mọi độ tuổi trong đó có viêm mào tinh hoàn ở trẻ em. Hệ miễn dịch của trẻ rất yếu nên khi mắc bệnh viêm mào tinh hoàn rất nguy hiểm vì bệnh diễn biến khá nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và chức năng sinh sản về sau của trẻ.
Vậy nguyên nhân nào gây viêm mào tinh hoàn ở trẻ em? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn ở trẻ em
Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo, di chuyển theo ống dẫn tinh đến tinh hoàn. Từ đó, gây nên tình trạng viêm nhiễm mào tinh hoàn.
Bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
✤ Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn: Hẹp bao quy đầu
Không ít trẻ khi sinh ra bao quy đùa đã bị hẹp bẩm sinh. Điều này sẽ khiến các chất thải và nước tiểu ứ đọng ở cơ quan sinh dục trong thời gian dài, gây ra bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em.
✤ Biến chứng của bệnh quai bị
Không những người lớn mà trẻ em khi mắc bệnh quai bị khả năng gây ra biến chứng viêm mào tinh hoàn cũng rất cao. Theo số liệu thống kê, có hơn 30% trẻ em khi bị virus quai bị tấn công sẽ gây viêm mào tinh hoàn. Do đó, khi trẻ bị quai bị bố mẹ cần chú ý điều trị cho trẻ.
Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em chủ yếu do biến chứng quai bị
✤ Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn: Tổn thương cơ quan sinh dục
Trẻ em thường hiếu động, chơi đùa chảy nhảy nhiều. Nếu bị ngã và gây tổn hại vùng bìu cũng có thể gây viêm mào tinh hoàn.
✤ Nguyên nhân bị viêm mào tinh hoàn: Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ
Do trẻ còn nhỏ nên chưa có ý thức nhiều trong việc vệ sinh cơ thể và vùng kín. Chính vì thế, vùng kín của trẻ có thể tích tụ bụi bẩn và chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công và gây viêm nhiễm tại mào tinh hoàn.
✤ Trẻ bị viêm mào tinh hoàn do ảnh hưởng bệnh lý khác
Trẻ mắc các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang... Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra tình trạng lây lan sang bộ phận sinh dục gây viêm mào tinh hoàn.
Chính vì thế, có nhiều nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn ở trẻ em. Để xác định rõ trẻ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn do đâu, các bậc cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xử lý kịp thời.
Biểu hiện của trẻ khi bị viêm mào tinh hoàn
Những biểu hiện, triệu chứng bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ theo các bác sĩ chuyên khoa không khó để nhận biết. Thế nhưng, do trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được cũng như chưa đủ kiến thức về bệnh nên các bậc phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến con em mình.
Các biểu hiện điển hình của viêm mào tinh hoàn ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý phải kể đến là:
➤ Khi mắc bệnh viêm mào tinh hoàn thì trẻ thường xuyên quấy khóc và chán ăn. Một số trường hợp sốt cao và không thích vận động và ăn uống cũng kém.
➤ Bìu tinh hoàn bị đau và sưng, lớp da bìu tấy đỏ, khi sờ vào sẽ làm cho bé đau rát, đây chính là biểu hiện điển hình của viêm mào tinh hoàn.
Khi có triệu chứng viêm mào tinh hoàn ở trẻ, bố mẹ cần nhanh chóng đi thăm khám ngay
➤ Khi quan sát bé nhà mình có triệu chứng tinh hoàn 1 bên to, 1 bệnh nhỏ cũng cần được quan tâm.
➤ Có những cơn đau xuất hiện từ tinh hoàn và lan xuống vùng bẹn, háng, kèm theo đau bụng dưới.
➤ Khi mắc bệnh viêm mào tinh hoàn, trẻ có triệu chứng sốt cao, rét, việc đi tiểu cũng thực sự khó khăn, trong nước tiểu xuất hiện dịch mủ, và đôi khi sẽ đau đớn khi đi tiểu.
➤ Bên cạnh đó, trẻ còn cảm thấy khô miệng, cảm giác buồn nôn và nôn khan...
Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Hầu hết các trường hợp viêm mào tinh hoàn ở trẻ đều không quá nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
● Tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn: Khi bị viêm mào tinh hoàn, sẽ làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn khi trưởng thành.
● Teo tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng xơ cứng tinh hoàn, tinh hoàn sẽ bị teo nhỏ dần. Teo tinh hoàn có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng.
Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
● Áp xe bìu: Khi viêm mào tinh hoàn kéo dài, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang bìu, tạo thành những khối u mủ sưng tấy, dịch mủ thậm chí có thể chảy ra ngoài, tạo thành áp xe bìu.
● Biến chứng thành bệnh lý khác: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các vi khuẩn gây bệnh di chuyển từ mào tinh hoàn sang các bộ phận khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, viêm thận...
KHUYẾN CÁO: Biến chứng của viêm mào tinh hoàn vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản của trẻ về sau. Do đó, ngay khi phát hiện các biểu hiện viêm mào tinh hoàn ở trẻ em, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em
Trẻ em là những đối tượng cần dược bảo vệ, những biến chứng từ bệnh viêm mào tinh hoàn có thể kéo dài mãi về sau. Chính vì thế, chủ động phòng tránh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất quan trọng và cần thiết.
Dưới đây là cách phòng tránh viêm mào tinh hoàn ở trẻ em hiệu quả cần được áp dụng:
◆ Tiêm chủng phòng bệnh quai bị cho trẻ: Bệnh quai bị có thể dẫn đến biến chứng thành viêm mào tinh hoàn. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên tiêm chủng nhằm giúp trẻ phòng ngừa tình trạng viêm mào tinh hoàn sau đó.
◆ Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và hướng dẫn trẻ tự vệ sinh: Nếu bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch vi khuẩn bên ngoài dễ dàng tấn công vào cơ thể và làm viêm nhiễm cục bộ gây viêm mào tinh hoàn. Do đó, hàng ngày bố mẹ cần chú ý chăm sóc tắm rửa cho trẻ sạch sẽ kết hợp với việc sử dụng quần áo thoáng mát...
◆ Giúp bé tăng cường sức đề kháng: Trẻ có sức khỏe tốt thì khả năng đề kháng với mọi loại bệnh. Chính vì thế, bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C từ rau củ quả.
◆ Cho trẻ đi khám định kỳ: Cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ và có giải pháp khắc phục kịp thời nếu phát hiện viêm mào tinh hoàn.
Trẻ nhỏ là tương lai của đất nước, sức khỏe của trẻ luôn đảm bảo tốt là hạnh phúc của gia đình. Chính vì thế, bố mẹ hãy quan tâm đến sức khỏe của trẻ, khi có triệu chứng bất thường hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay.
Khi trẻ bị viêm mào tinh hoàn nên xử lý như thế nào?
Chữa trị viêm mào tinh hoàn ở trẻ thì có nhiều biện pháp khắc phục. Thế nhưng, trước hết ta phải biết được tình trạng bệnh của trẻ bằng cách đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có những loại thuốc đặt trị khác nhau. Có như thế thì tình trạng viêm mào tinh hoàn ở trẻ mới hồi phục nhanh và loại bỏ các tác nhân gây bệnh và hạn chế những tổn thương do bệnh gây ra.
Khi trẻ bị viêm mào tinh hoàn nên xử lý như thế nào?
Bố mẹ tuyệt đối không được tự điều trị cho trẻ tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh khi chưa qua thăm khám, bởi rất có thể khiến tình trạng của bé trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.
Ngoài ra, bố mẹ có thể sơ cứu bằng cách chườm đá để giảm sưng, đau cho bé.
Tránh cho bé vận động nhiều trong thời gian mắc bệnh. Cần cho bé nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống khoa học để giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Trên đây là những thông tin chia sẻ xoay quanh vấn đề viêm mào tinh hoàn ở trẻ em, hy vọng sẽ hữu ích đối với các bậc cha mẹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc điều gì, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc qua số Hotline: 0251 381 9288 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Bị bệnh viêm mào tinh hòan nên ăn gì?
Viêm mào tinh hoàn mãn tính nguy hiểm không?
Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì?
Viêm mào tinh hoàn: Dấu hiệu và cách chữa