Tinh hoàn ẩn có gây vô sinh không?
Tinh hoàn ẩn là một dị tật thông thường xảy ra ở trẻ nhỏ ngay từ lúc mới sinh ra. Tuy nhiên bệnh này nếu không được phát hiện sớm cũng như chữa trị kịp thời thì khi trưởng thành nam giới có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Vậy tinh hoàn ẩn có gây vô sinh không? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.
Tinh Hoàn Ẩn Là Bệnh Gì?
Tinh hoàn ẩn là biểu hiện tinh hoàn không di chuyển vào bìu trong quá trình phát triển của thai kỳ và trẻ nhỏ, một số trường hợp cũng hay xảy ra với cả người trưởng thành.
Vào những tháng cuối của thai kỳ, tứ chi cũng như các cơ quan của bào thai sẽ phát triển toàn diện nhằm chuẩn bị cho việc chào đời. Trong quá trình mang thai, tinh hoàn lúc này bắt đầu hình thành trong bụng rồi thả qua ống bẹn từ từ đi vào bìu vào khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp một hoặc cả hai tinh hoàn không thể di chuyển đến bìu, được gọi là tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn bị ẩn
Thông thường thì trẻ chỉ có một tinh hoàn là bị ảnh hưởng, nhưng trong khoảng 10% số đó trẻ nhỏ có thể bị cả hai bên tinh hoàn. Tỷ lệ mắc tinh hoàn ẩn ở các bé trai là khoảng 3 - 4% khi sinh ra, tỷ lệ này tương đối cao hơn ở bé sinh non, nhẹ cân hay đa sinh.
Nếu như trẻ bị tinh hoàn ẩn lúc mới sinh ra thì các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, bởi vì tinh hoàn vẫn có thể tự động di chuyển xuống bìu trước khi bé trai được 3 tháng tuổi hoặc trong 6 tháng đầu. Trong khoảng 6 tháng nếu tinh hoàn vẫn không nằm trong bìu, lúc này tình hoàn rất khó tự động di chuyển xuống và cần được hỗ trợ điều trị.
Tinh hoàn ẩn thường được phát hiện ở nam giới nhiều nhất là ở trẻ nhỏ bị rối loạn nội tiết tố hay do dị tật bẩm sinh hoặc bất thường về di truyền.
Tinh Hoàn Ẩn Ở Trẻ Em
Trong bào thai tinh hoàn sẽ di chuyển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ổ bụng: từ 1 tháng đến 7 tháng.
- Giai đoạn ống bẹn: từ 7 tháng đến 8 tháng.
- Giai đoạn bìu: từ 8 tháng đến 9 tháng.
Sự di chuyển từ ổ bụng xuống bìu của tinh hoàn khi chịu sự tác động của các yếu tố như : nội tiết, cơ học, hay thần kinh. Nếu những cơ chế này đồng loạt bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không di chuyển xuống được tới bìu và gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn.
Lúc này cần chẩn đoán và theo dõi bệnh, chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng, sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ có thể bao gồm siêu âm bụng, siêu âm bẹn bìu, hoặc chụp CT-scan ổ bụng, nội soi ổ bụng (với những trường hợp tinh hoàn lạc chỗ: trên xương mu, ổ bụng, mặt trước đùi...).
Trẻ nhỏ bị tinh hoàn ẩn nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời có thể gặp các nguy cơ biến chứng như ung thư tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, vô sinh, thoát vị bẹn, hay chấn thương tinh hoàn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý do không có hoặc chỉ có một tinh hoàn ở bìu.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ em
Hiện nay, có hai phương pháp hỗ trợ điều trị tinh hoàn ẩn đang được áp dụng là sử dụng thuốc nội tiết và phương pháp phẫu thuật. Trong đó, thuốc uống nội tiết thường được áp dụng cho những trường hợp tinh hoàn chưa xuống bìu (nếu tình trạng tinh hoàn dừng lại bất thường trên đường di chuyển xuống bìu). Đối với những trường hợp chữa trị nội tiết dù không đem lại hiệu quả cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp phẫu thuật cũng như làm chậm quá trình thoái hóa, có lợi cho chức năng tinh hoàn. Nếu sau khi dùng thuốc nội tiết không hiệu quả, hoặc bệnh nhân quá tuổi dậy thì lúc này sẽ tiến hành phẫu thuật.
Độ tuổi can thiệp chữa trị được khuyến cáo là 1tuổi đến 2 tuổi, đặc biệt cần được phát hiện và phụ huynh phải theo dõi sớm trước 6 tháng tuổi, nhằm tránh xảy ra những tổn thương ở tinh hoàn và biến chứng không mong muốn.
Tinh Hoàn Ẩn Ở Người Lớn
Trong nhiều trường hợp, tinh hoàn của nam giới sẽ tự động di chuyển xuống bìu trước khi các bé trai được 3 tháng tuổi. Nếu tinh hoàn không nằm trong bìu cho đến khi bé được 6 tháng tuổi thì rất khó để tinh hoàn tự động đi xuống lúc này cần được can thiệp điều trị. Sau khi trẻ được 1 tuổi, tinh hoàn không thể tự di chuyển xuống bìu mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng theo hướng xấu đi. Tinh hoàn sẽ bắt đầu teo lại và có dấu hiện xuất hiện các biến chứng.
Một số trường hợp người bệnh để tình trạng này kéo dài, rất muộn sau đó mới đi khám bệnh. Khi đó tinh hoàn ẩn ở nam giới đã bắt đầu bị teo nhỏ. Chữa trị lúc này là phương pháp phẫu thuật cắt tinh hoàn vì tinh hoàn đã mất đi chức năng đồng thời cũng giúp để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa của tinh hoàn ẩn.
Trong tất cả những trường hợp ung thư tinh hoàn thì bệnh ung thư này xảy ra trên tinh hoàn ẩn chiếm 10%. Nguy cơ ung thư tinh hoàn cao gấp 40 lần so với tinh hoàn ở vị trí bình thường. Nếu như tinh hoàn ẩn vẫn còn tương đối lớn và nằm thấp ở gần bìu thì vẫn có thể giữ lại tinh hoàn bằng cách phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nhưng trường hợp này cần theo dõi kỹ vì nguy cơ ung thư hóa vẫn có thể xảy ra sau đó.
Dấu hiện của tinh hoàn ẩn ở người lớn:
· Nam giới tự sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hay sờ ở ống bẹn có thấy có khối u nổi lên hoặc chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn.
· Vùng bìu châm phát triển: Do tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng chậm phát triển.
Tinh Hoàn Ẩn Có Gây Vô Sinh Không?
Đối với cánh mày râu nếu không may mắc chứng tinh hoàn ẩn thì đường kính của ống sinh tinh thường nhỏ hơn, lúc này mức độ xơ hóa tinh hóa cũng ở mức cao hơn bình thường. Ngoài ra, với sự thay đổi về mô học của tinh hoàn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng hay số lượng tinh trùng, dẫn đến nguy cơ vô sinh cao ở nam giới.
Mặc dù vậy chỉ với một bên tinh hoàn thì các quý ông vẫn có khả năng sinh con bình thường nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ nguy cơ ung thư tinh hoàn hay nguy cơ khác vẫn tồn tại.
Trong trường hợp phái mạnh bị tình hoàn ẩn cả hai bên thì nguy cơ vô sinh hiếm muộn sẽ rất là cao. Vì thông qua các kết quả thăm khám kiểm tra xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ không phát hiện tinh trùng.
Hơn thế nữa, đối với cánh mày râu bị chứng tinh hoàn ẩn thì thể trạng cũng như sức khỏe thường yếu đuối hơn bình thường hay thậm chí có người còn không thể quan hệ tình dục do thiếu hụt nội tiết tố.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề Tinh hoàn ẩn có gây vô sinh không?Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào các bạn hãy gọi đến số Hotline 0251 381 9288 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới để được giải đáp tận tình.
Xoắn tinh hoàn nguy cơ cao dẫn đến hoại tử nguy hiểm
Top 4 nguyên nhân tinh hoàn đau nhức nguy hiểm
Giảm chi phí chữa bệnh tinh hoàn khi đặt hẹn khám online
Viêm tinh hoàn và những nguy hại không tưởng?
Top 4 nguyên nhân dẫn đến hiện trạng tinh hoàn bị sưng