Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì
Chế độ dinh dưỡng ở lứa tuổi dậy thì luôn là việc được nhiều bậc cha mẹ cũng như chính các bạn trẻ trong giai đoạn này đặc biệt quan tâm. Mọi sự chuẩn bị cho thời kì này sẽ tạo ra tiền đề tốt cho sự phát triển về sau. Chính vì vậy, một chế dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc thường xuyên tập thể dục là những điều mà bạn trẻ lứa tuổi dậy thì cần chú trọng và thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì. Giúp thanh thiếu niên trong giai đoạn này phát triển tốt.
Trẻ tuổi dậy thì cần chất dinh dưỡng như thế nào để phát triển?
Trẻ tuổi dậy thì là lúc cần nhiều năng lượng nhất so với những giai đoạn khác của cuộc đời. Trung bình, tuổi dậy thì mỗi ngày đối với bạn gái cần 2.200 calo, bạn trai cần 2.800 calo.
Trẻ tuổi dậy thì cần chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phát triển toàn diện
Nguồn cung cấp năng lượng chính vào cơ thể là đường, protein, chất béo. Mỗi gam protein, carbohydrate thường cung cấp 4 calo và mỗi gram chất béo cung cấp khoảng 9 calo.
Tìm hiểu chi tiết về tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì
Dưới đây là tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì bạn có thể tham khảo:
Nhóm chất bột đường:
Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, chiếm từ 55% đến 65% trong tổng năng lượng khẩu phần của mỗi thanh thiếu niên. Theo ước tính, cứ 1g carbohydrate cung cấp 4 kcal năng lượng. Nhóm chất bột đường tập hợp nhiều loại thực phẩm như: ngũ cốc, bánh mì, gạo, mì, khoai tây, khoai lang, nếp, ngô,…Trong đó, gạo là một trong những thực phẩm quen thuộc chính hằng ngày của các gia đình người Việt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như: gạo nâu, yến mạch và quinoa,; bánh mì; mì ống hay ngũ cốc chưa chế biến và các loại thực phẩm ngũ cốc đã qua tinh chế.
Nhóm chất bột đường
Nhóm rau, củ, quả:
Nhóm thực phẩm này chiếm phần lớn trong tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì. Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Ngoài ra, rau, củ, quả, thực phẩm hạt cũng là nguồn cung cấp chính carbohydrate, chất xơ trong chế độ ăn uống. Trong đó, trẻ ở tuổi dậy thì và người lớn phải ăn từ 3 phần trái cây và 3 – 4 phần rau hay đậu mỗi ngày.
Nhóm thực phẩm chứa đạm:
Tầng giữa của tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì bao gồm sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt nạc, cá, trứng, gia cầm, hạt và nhóm thực phẩm họ đậu. Đây cũng là nhóm thực phẩm thiết yếu cung cấp protein, cũng như canxi cùng các chất dinh dưỡng như: iốt, sắt, kẽm, vitamin B12 và chất béo. Bạn trẻ và cha mẹ nên chọn những loại thực phẩm ít chất béo trong nhóm thực phẩm này nhằm phần nào hạn chế khả năng hấp thu quá nhiều calo từ chất béo.
Nhóm dầu, mỡ:
Nhóm dầu, mỡ
Nhóm chất béo cung cấp cho trẻ trong giai đoạn dậy thì nhiều năng lượng, là dung môi giúp hòa tan các vitamin trong dầu dễ dàng hơn. Trong số đó phải kể đến loại vitamin quan trọng như: vitamin A, D, E và K.
Nhóm đường, muối:
Đường và muối là những chất mà bạn nên hạn chế trong khẩu phần ăn hằng ngày trong chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì. Khi cơ thể của trẻ hấp thụ quá nhiều muối sẽ gây ra những tác hại xấu đối với thận, huyết áp. Khi nấu nướng, nêm nếm đồ ăn, vẫn cần sử dụng muối; nhưng chỉ nên dùng với một lượng ít.
Giống như muối, đường cũng là nhóm gia vị bị hạn chế thứ hai. Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi dậy thì cần hạn chế lượng đường có trong thức ăn nhanh; bánh ngọt; nước ngọt;…Vì chúng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; béo phì hay thừa cân,…
Uống đủ nước:
Uống đủ nước
Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn; đồng thồi vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào; nhằm nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Các bác sĩ chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ dậy thì cần uống đủ lượng nước từ 1,6 – 2,4 lít mỗi ngày.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì
Theo các Bác Sĩ dinh dưỡng tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết, ở giai đoạn trước dậy thì, trung bình mỗi năm các bé có thể tăng khoảng 5 cm. Tuy vậy, trong giai đoạn dậy thì, sự phát triển chiều cao có thể tăng gấp đôi nếu như được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp, đúng cách. Ngược lại, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển cơ thể như: Chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, làm ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ sau này.
Chính vì vậy, phụ huynh cần trang bị kiến thức dinh dưỡng đúng cách nhằm chăm sóc các bé ở tuổi dậy thì. Lưu ý, tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì không được để bé bỏ bữa sáng, kết hợp với thực đơn bữa sáng đầy đủ sữa, trứng, tinh bột, ngũ cốc,...Đồng thời hạn chế đồ uống có ga, cần phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc 8 - 10 tiếng/đêm; ngoài ra nên cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch, tập những động tác thể dục tăng giúp trẻ chiều cao; chia nhỏ bữa ăn để kích hoạt quá trình trao đổi chất tốt hơn.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì
Trước tiên, cần chú ý đảm bảo đủ năng lượng. Cụ thể, với trẻ từ 9 - 14 tuổi mức năng lượng cần nạp là 1.400 - 2.200 calo/ngày ở bé gái và 1.600 - 2.600 calo/ngày ở bé trẻ. Trong giai đoạn dậy thì, mỗi ngày các bé cần từ 2.200 - 2.400 calo, tương đương lượng ăn của một người trưởng thành.
Giai đoạn dậy thì, cơ bắp cũng bắt đầu phát triển nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm từ 14 - 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, tương đương 70 - 80 gr/ngày với các lựa chọn thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… Nên phối hợp cả đạm thực vật và đạm động vật. Nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40 - 50 gr/ngày.
Để trẻ phát triển tốt về chiều cao trong giai đoạn dậy thì và phòng được bệnh loãng xương giai đoạn này cần bổ sung can xi từ 1.000 - 1.200 mg/ngày và ưu tiên can xi từ thực phẩm như váng sữa, các loại thủy sản, sữa chua, phô mai, xương cá, vừng, rau có màu xanh đậm. trong thịt, tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại đậu.
Báo chí nói về chúng tôi:
suckhoedoisong.vn - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng
Fanpage - Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín trong điều trị bệnh.
Tại sao cần hiểu rõ giá hỗ trợ điều trị mụn sinh dục?
Phát hoảng vì đại tiện ra máu nhưng không rõ nguyên nhân?
Tiểu buốt và bị ngứa ở phái mạnh cảnh báo bệnh nào?
Kinh nguyệt rối loạn sau quan hệ đau rát là bệnh gì?
3 nguyên nhân gây vùng kín nữ bị chảy mủ cần biết