Nguyên nhân sa búi trĩ sau sinh và có tự khỏi không?
Nguyên nhân sa búi trĩ sau sinh và có tự khỏi không? Là câu hỏi đa số mẹ bầu đều quan tâm,...Trong hầu hết các trường hợp, nếu bệnh không được can thiệp kịp thời thường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để độc giả hiểu hơn về tình trạng này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Sa búi trĩ sau sinh là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết, đúng như tên gọi sa búi trĩ sau sinh là tình trạng mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu sau khi sinh con. Do tĩnh mạch trong trực tràng hay hậu môn chịu trách nhiệm đưa máu về tim. Khi những tĩnh mạch này bị sưng lên bởi áp lực, máu sẽ đọng lại trong tĩnh mạch, gây ra trĩ. Mẹ bầu mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai có nguy cơ cao mắc căn bệnh sa búi trĩ sau sinh. Tình trạng này phổ biến nhất ở thai phụ sinh qua ngã âm đạo.
Dựa vào vị trí búi trĩ, bệnh chia thành hai loại là sa búi trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại.
1. Trĩ nội:
Trĩ nội xuất hiện khi búi trĩ ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trong trực tràng, hậu môn. Trĩ nội chia 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Là giai đoạn bệnh còn nhẹ nhất khi búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh và ngứa ngáy nhẹ.
Cấp độ 2: Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó chịu nhiều hơn, đi tiêu ra máu. Khi rặn sẽ xuất hiện cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn.
Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn đồng thời không thể co lên nếu như không dùng tay đẩy vào. Ở cấp độ này, cơn đau sẽ tăng cao, đặc biệt là khi chị em đi tiêu hoặc ngồi.
Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài, không thể đẩy vào trong ống hậu môn. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu đau đớn, máu chảy không ngừng dù ngồi hay đứng.
Sa búi trĩ sau sinh
2. Trĩ ngoại:
Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ phát triển dưới da, và ở xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại cũng được chia ra 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Búi trĩ chỉ nhỏ bằng hạt đậu, nữ giới cảm thấy hơi cộm ở hậu môn khi ngồi, có xuất hiện một ít máu khi đi tiêu.
Cấp độ 2: Các búi trĩ này phát triển thành một cục to hơn, gây cảm giác vướng víu khi ngồi hoặc đứng. Từ đó, chị em sẽ cảm thấy đau nhiều hơn, kèm theo đó là tình trạng ngứa rát, hậu môn. Búi trĩ to hơn gây ra cảm giác vướng kể cả khi đứng, ngồi.
Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa xuống, làm tắc nghẽn hậu môn. Vì kích thước búi trĩ lớn nên dễ xảy ra chảy máu khi đi đại tiện hoặc do cọ xát vào quần.
Cấp độ 4: Búi trĩ sa xuống hoàn toàn, gây đau. Lúc này, nếu người bệnh vẫn không được điều trị, có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý ở đường hậu môn.
Nguyên nhân sa búi trĩ sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân sa bị trĩ sau khi sinh, bao gồm như sau:
1. Khi sinh đẻ phải rặn nhiều:
Việc rặn đẻ nhiều hoặc không đúng cách trong lúc chuyển dạ sẽ làm tử cung mở to, từ đó tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng khoang chậu. Điều này dẫn đến việc tụ máu, gây sưng phù hậu môn, khiến cho các búi trĩ sa ra ngoài.
2. Thường xuyên bị táo bón:
Táo bón thường xuyên trong lúc mang thai hoặc sau khi mang thai là một trong những nguyên nhân bị sa búi trĩ sau sinh. Khi mẹ bầu táo bón, sẽ có xu hướng rặn nhiều trong lúc đi đại tiện. Điều này làm giãn nở tĩnh mạch trong trực tràng, hình thành trĩ.
Táo bón trong lúc mang thai là nguyên nhân gây sa búi trĩ sau sinh
Táo bón có thể xảy ra do:
- Cơ thể thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong lúc mang thai, nội tiết progesterol tăng cao, khiến cho nhu động ruột chậm lại dễ gây táo bón
- Ăn ít rau xanh, ít uống nước, bổ sung nhiều canxi, sắt…
- Ngồi hay nằm nhiều, ít di chuyển trong lúc mang thai
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Hạn chế đi tiêu do đau vết cắt tầng sinh môn
3. Trọng lượng thai nhi:
Trọng lượng thai tăng lên, đặc biệt là những tháng cuối sẽ tạo áp lực lên trực tràng hậu môn. Lúc này, tĩnh mạch bị chèn ép, máu không lưu thông được, làm giãn mạch máu và sưng lên, hình thành trĩ.
4. Từng mắc bệnh trĩ:
Nếu mẹ bầu từng bị trĩ, táo bón trong thai kỳ thì không chỉ nguy cơ mắc trĩ sau sinh cao hơn mà tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone tăng, tĩnh mạch giãn và ứ máu ngày càng nghiêm trọng, làm chi ai từng bị trĩ dễ tái phát bệnh. Sa búi trĩ sau sinh ở những thai phụ có thể gây phù nề, thuyên tắc, chảy máu búi trĩ.
Sa búi trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Trong hầu hết các trường hợp, nếu không được can thiệp kịp thời thì bệnh thường sẽ nặng hơn chứ không thể tự khỏi được. Bị sa búi trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu mẹ bầu được phát hiện sớm và hỗ trợ chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, do tâm lý chủ quan của nhiều người, cố gắng chịu đựng mà người bệnh khi đến khám đã ở trong tình trạng nặng phải phẫu thuật cắt trĩ.
Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu sớm của bệnh, mẹ sau sinh nên đi thăm khám tại bệnh viện hoặc cơ sở phòng khám y tế chuyên khoa để được các bác sĩ đánh giá, cũng như kết luận về tình trạng của mình để được điều trị sớm thì sẽ hiệu quả hơn, đơn giản hơn.
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.
Dương vật bị nhiễm trùng của phái mạnh từ các tác nhân nào gây ra?
Mụn ngứa dương vật kéo dài 4 ngày nam giới không nên xem thường
Các phương pháp cắt trĩ hiện đại tại Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai
Ở thai kỳ 8 tháng tuổi sản phụ nên phổ sung thực phẩm gì?
Hỗ trợ điều trị tình trạng mới nổi mụn âm đạo hiệu quả tại Biên Hòa