Người mắc bệnh thận cần bổ sung và tránh nạp vào người những thực phẩm gì?
Người mắc bệnh thận cần bổ sung và tránh nạp vào người những thực phẩm gì? Là thắc mắc của không ít những đối tượng quan tâm đến tình trạng sức khỏe khi mắc bệnh thận. Sở dĩ như thế, bởi việc ăn uống và các thực phẩm được nạp vào đều có tác động đến sức khỏe bệnh nhân. Vì thế, nhằm có thể giải đáp cụ thể về chủ đề trên, xin mời quý độc giả vui lòng tham khảo bài viết sau.
Những thực phẩm có lợi với người bệnh thận cần bổ sung
Súp lơ (bông cải)
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin K, folate và chất xơ. Giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm, quan trọng nhất, chúng chứa ít kali và protein. Trong 62gr bông cải tươi chỉ chứa hàm lượng 9,3 mg natri, 88 mg kali, 20mg photpho và 1gr protein.
Cá chẽm
Một lựa chọn cung cấp protein chất lượng cao. Ngoài ra, thịt cá chẽm chứa chất béo lành mạnh là omega-3, có thể giúp ngăn ngừa một loạt bệnh và tăng cường sức khỏe cho những người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK – Hoa Kỳ) khuyến nghị nên ăn một lượng nhỏ thịt hoặc cá, vì lượng protein cao có thể khiến thận làm việc nhiều hơn.
Lòng trắng trứng
Cung cấp nguồn protein chất lượng cao, thân thiện với thận và ít phốt pho. Lòng trắng là lựa chọn tốt cho những người ăn kiêng vì bệnh thận.
Tỏi
Bạn có thể thử thay thế muối ăn bằng tỏi để tăng hương vị cho món ăn, mang lại lợi ích dinh dưỡng cho người bệnh thận. Tỏi cũng là một nguồn cung mangan và vitamin B6 tốt. Tỏi cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.
Dầu ô liu
Nguồn cung cấp vitamin E lành mạnh và chủ yếu chất béo không bão hòa. Dầu ôliu không chứa phốt pho nên đây là lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh thận. Hầu hết chất béo trong dầu ô liu là axit oleic, có đặc tính chống viêm.
Bắp cải
Thuộc họ rau họ cải và cung cấp vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa. Có tác dụng quản lý lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tổn thương thận và gan, ngăn stress, oxy hóa và béo phì.
Ức gà
Ức gà không da có ít chất béo và phốt pho hơn thịt gà có da. Người mắc bệnh thận nên hạn chế khẩu phần thịt và cá, vì lượng protein cao có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
Ớt chuông
Chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa khác nhưng lại ít kali. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, có liên quan chặt chẽ với bệnh thận.
Hành tây
Giúp tăng hương vị cho món ăn thay muối và không chứa natri. Xào hành tây với tỏi, dầu ô liu và các loại thảo mộc có thể tăng thêm hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Hành tây cung cấp vitamin C, mangan và vitamin B, bao gồm cả folate. Chúng cũng chứa các sợi prebiotic, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Củ cải
Rất cần cho chế độ ăn uống dành cho người bệnh thận. Chúng chứa rất ít kali và phốt pho nhưng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như folate và vitamin A.
Dứa
So với cam, chuối hoặc kiwi, dứa có hàm lượng phốt pho, kali và natri thấp hơn, có thể dùng làm món ngọt, món tráng miệng bổ sung vào thực đơn người bệnh thận. Dứa cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin A dồi dào, có chứa bromelain – một loại enzyme có thể giúp giảm viêm.
Những thứ người bệnh thận cần tránh nạp vào người
Bệnh thận kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều muối
Các món ăn chứa nhiều muối bao gồm: thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn/ đóng hộp; các loại gia vị như nước mắm, xì dầu, nước tương, hạt nêm; các loại thực phẩm chế biến khô như cá khô, mực khô, mì ăn liền,…
Kiêng ăn nhiều thực phẩm giàu đạm
Đạm hay protein là dưỡng chất thiết yếu đảm bảo hoạt động của cơ thể, song lại nằm trong danh sách người bị thận không nên ăn gì. Thực tế, mục tiêu của việc kiêng thực phẩm giàu đạm là nhằm mục đích hạn chế lượng axit uric hấp thụ vào thận. Do đó, các loại thực phẩm giàu đạm và giàu axit uric trong đạm như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá biển, sò điệp, cá cơm,… cần được cân nhắc khi xây dựng thực đơn cho người bệnh thận.
Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Theo nghiên cứu, người bệnh thận có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch hơn bình thường. Trong khi đó, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hoà chính là những tác nhân chính làm khởi phát các bệnh lý tim mạch bằng cách gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu, gây tắc mạch máu,… Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần:
Kiêng cữ tất các loại thực phẩm chứa nhiều dầu và mỡ động vật;
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo tốt omega-3, 6, 9 từ cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi, quả óc chó, quả bơ,… để giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol trong máu, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.
Rượu bia không tốt cho người bị bệnh thận
trong rượu bia có chứa nhiều cồn. Vào cơ thể, cồn sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde – một độc chất có khả năng hủy hoại tế bào vô cùng mạnh mẽ, gây tổn thương thận cấp tính do thận của bạn không thể duy trì sự cân bằng chất lỏng phù hợp.
Nguy hiểm hơn, tiêu thụ rượu bia còn có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Vì vậy, người bệnh thận nên kiêng tuyệt đối rượu bia và các loại thực uống có cồn để bảo vệ sức khỏe.
Với những thông tin như đã nêu trên về vấn để Người mắc bệnh thận cần bổ sung và tránh nạp vào người những thực phẩm gì? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh uy tín. Gọi ngay đến HOTLINE: 0251 381 9288 và NHẤP VÀO Ô TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Báo chí nói về chúng tôi:
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Tienphong.vn - Phòng khám Nam Khoa Hồng Phúc Đồng Nai - Địa chỉ khám Nam Khoa uy tín
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.
Nổi mụn nhỏ li ti ở phần quy đầu dương vật cảnh báo bệnh gì?
Các dấu hiệu về tình trạng bệnh trĩ nhiễm trùng như thế nào?
4 yếu tố phổ biến tác động đến chi phí điều trị bệnh trĩ là gì?
Hỗ trợ phục hồi bệnh trĩ bằng các phương pháp nào hiện nay?
Dương vật bị nhiễm trùng của phái mạnh từ các tác nhân nào gây ra?