Mất cân bằng pH âm đạo: Nữ giới nên làm gì?
Độ pH âm đạo được ví như thước đo sức khỏe vùng kín của nữ giới. Chỉ số này nếu đạt chuẩn thì phái đẹp có thể yên tâm, nhưng chỉ số có dấu hiệu bất thường, mất cân bằng pH đồng nghĩa bạn đang có thể gặp rủi ro về sức khỏe vùng kín. Vậy mất cân bằng pH âm đạo: Nữ giới nên làm gì? Hãy cùng các chuyên gia tham khảo thông tin dưới đây nhé.
Thế nào là pH âm đạo cân bằng?
Âm đạo là một ống cơ nối từ âm hộ với cổ tử cung, nằm giữa niệu đạo, bàng quang và trực tràng phía. Niêm mạc âm đạo là biểu mô nhạy cảm với estrogen (hay gọi là nội tiết tố sinh dục nữ). Tầng tế bào trung gian, tế bào bề mặt chứa glycogen giúp niêm mạc âm đạo phát triển dưới tác dụng của estrogen.
Độ pH âm đạo cân bằng
Hệ vi sinh tại âm đạo khá phong phú gồm cả vi khuẩn có lợi, có hại chung sống hòa bình, không làm gây bệnh gồm có: Lactobacillus sp chiếm 50 - 80% chuyển hóa glycogen thành acid lactic khiến môi trường âm đạo có tính acid, giúp duy trì pH cân bằng (3,8 - 4,5) - gọi là pH sinh lý âm đạo.
Với sự cân bằng hệ vi sinh vật trú ngụ tại âm đạo, pH sinh lý âm đạo có tác dụng tạo cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh tại chỗ cũng như những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào.
Mất cân bằng pH âm đạo là gì?
Mất cân bằng pH âm đạo là hiện tượng hệ sinh vật tại âm hộ có nhiều bất thường về mức độ cân bằng làm ảnh hưởng đến pH sinh lý. Đây cũng là một trong những lý do khiến cơ chế tự bảo vệ bộ sinh dục bị ảnh hưởng gây ra một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Độ pH âm đạo mất cân bằng xảy ra ở các lứa tuổi tùy vào từng mức độ nghiêm trọng khác nhau do nhiều yếu tố gây ra. Theo độ tuổi những bé gái chưa dậy thì hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh có độ pH>4.5 còn đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản sẽ là pH<4.5.
Lúc bình thường âm đạo có môi trường tính acid từ pH3.8 - pH4.5 khi pH âm đạo mất cân bằng thì ở 2 trường hợp như sau:
pH âm đạo bị mất cân bằng
pH từ pH5.5 trở lên: Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cũng như nấm phát triển trong âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa.
pH < 3.8pH: mặc dù giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tuy nhiên chúng trở thành lý do khiến chị em gặp trở ngại về khả năng sinh sản.
· Nhìn chung độ pH âm đạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán cũng như tầm soát những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến. Chính vì vậy, biểu hiện mất cân bằng pH âm đạo nên được lưu ý và được hộ trợ chữa trị kịp thời nhằm giúp cánh nữ giới bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Yếu tố làm mất cân bằng pH âm đạo
Có một số bệnh lí và những loại viêm nhiễm có thể gây ra ảnh hưởng tới độ pH âm đạo, thường sẽ gây tăng nồng độ pH.
Những yếu tố chủ yếu gây ra sự thay đổi độ pH âm đạo mất cân bằng bao gồm:
Viêm âm hộ do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh xảy ra khi ở đó có quá nhiều vi khuẩn phát triển. Điều này làm tăng độ pH.
Nếu nữ giới bị viêm do vi khuẩn, các triệu dấu hiệu có thể như: ngứa, nóng rát, kèm theo đó là đau ở âm đạo. Chị em cảm thấy bỏng rát khi tiểu, đồng thời có dịch tiết ra màu trắng hay xám.
Thụt rửa
Là phương pháp làm sạch âm đạo bằng việc sử dụng dung dịch vệ sinh đặc biệt có chứa giấm, baking soda.
Những dung dịch này làm giảm khí hư nhưng thực tế là chúng khiến âm đạo nặng mùi hơn. Vì khi rửa sạch vi khuẩn có lợi, gây ảnh hưởng và làm mất cân bằng pH âm đạo, có thể khiến âm hộ dễ bị nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng pH của âm đạo
Mãn kinh
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng nữ giới có độ pH cao hơn khi đang trong thời kỳ mãn kinh, độ pH âm đạo trung bình là 5.3.
Nồng độ estrogen giảm khi mãn kinh là yếu tố gây ảnh hưởng đến độ pH âm đạo bị mất cân bằng.
Những tình trạng nhiễm trùng khác
Yếu tố nhiệm trùng khác ngoài viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng pH âm đạo như: liên cầu khuẩn nhóm B, viêm âm đạo do Trichomonas.
Do máu kinh nguyệt
Máu có độ pH cao hơn trong môi trường âm đạo. Khi bị hành kinh, máu làm tăng nồng độ pH.
Sự xuất hiện của tinh dịch
Tinh dịch mang tính kiềm, ngược với môi trường axit ở âm đạo. Khi tinh dịch tiến vào âm đạo có thể tạm thời làm tăng độ pH.
Chị em sử dụng thuốc kháng sinh
Khi sử dụng thuốc kháng sinh giết những vi khuẩn có hại, đồng thời giết cả những vi khuẩn có lợi kể cả những vi khuẩn trong âm đạo. Nếu nữ giới đang sử dụng thuốc kháng sinh, có thể dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo.
Bị nhiễm trùng đường tiết niệu
UTIs không làm pH âm đạo cao hơn nhưng khi độ pH cao làm tăng nguy cơ mắc UTI.
Khi nồng độ estrogen giảm ở thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh khiến phụ nữ có nguy cơ mắc UTIs, vì nồng độ estrogen thấp làm pH âm đạo tăng lên.
Tuy nhiên tình trạng này các bác sĩ có thể cho thuốc điều chỉnh nồng độ estrogen giúp giảm pH âm đạo, ngoài ra còn ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các bệnh lý khác
Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa độ pH âm đạo cao hơn những bệnh lý khác: như sinh non hay vô sinh làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phái nữ cần làm gì khi pH âm đạo bị mất cân bằng?
Để duy trì độ pH âm đạo được cân bằng cần thực hiện theo một số phương pháp sau đây:
Tránh mặc quần quá chật ảnh hưởng mất cân bằng pH âm đạo
· Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách:
Lau khô sau khi đi vệ sinh.
Chỉ rửa phía bên ngoài, bỏ thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo và lau khô khi rửa xong.
· Tránh để vùng sinh dục bị ẩm ướt như: mồ hôi, ngâm mình trong nước thường xuyên, không lau khô, mặc quần lót còn ẩm ướt,...
· Cần thay quần lót sạch khi đi bơi, tắm rửa, thay băng vệ sinh thường xuyên (3 - 4 giờ nên thay một lần).
· Tránh mặc quần quá chật, tránh loại vải không có tính thấm cao, nên mặc quần rộng rãi thoáng mát, chọn chất liệu cotton thấm hút mồ hôi cao.
· Khi xuất hiện dấu hiệu viêm âm đạo chị em nên đi thăm khám chuyên khoa càng sớm, không tự ý đặt thuốc hoặc sử dụng loại thuốc chữa trị nào, nhằm tránh những bất tiện cũng như khó chịu do căn bệnh này mang lại như như viêm tử cung, viêm lan tỏa vùng chậu, viêm buồng trứng,...với cánh chị em đang mang thai có thể gây ra tình trạng sảy thai hay thai ngoài tử cung, nhiễm trùng ối, sinh non,...
Để được tư vấn trực tiếp về hiện tượng mất cân bằng pH âm đạo từ các Bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Hồng Phúc, Quý Khách vui lòng bấm số 0251 381 9288 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Đi tiểu chảy máu sau khi quan hệ tình dục cảnh báo điều gì?
Sau quan hệ tình dục bị đau bụng dưới ở nữ tại vì sao?
Top 3 bệnh phụ khoa gây viêm cơ quan sinh dục nữ là gì?
Âm đạo chảy nhiều nước có phải bệnh hay không?
Ngứa mép âm đạo ở nữ giới cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?