Hậu môn bị sưng cảnh báo những bệnh lý nào?
Hậu môn bị sưng cảnh báo những bệnh lý nào? Sưng hậu môn là bệnh có thể gặp ở mọi giới tính, độ tuổi. Nguyên nhân gây hậu môn bị sưng có thể là do thói quen vệ sinh sai cách, tổn thương vùng hậu môn, dấu hiệu của bệnh lý cần được chữa trị sớm. Bài viết sau đây sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ về nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả tình trạng sưng hậu môn.
Dấu hiệu nhận biết hậu môn bị sưng
Hậu môn bị sưng một hoặc cả hai bên vùng hậu môn, kèm theo cảm giác nóng rát, khó chịu cho người bệnh. Đây là một dạng bệnh lý thuộc được tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiễm trùng hậu môn. Một số trường hợp ghi nhận, sưng hậu môn ảnh hưởng từ những bệnh lý khác đi kèm với đau ở vùng bụng dưới, hiện tượng tiết dịch, máu, mủ ở hậu môn.
Đường tiêu hóa là hệ thống bao gồm cơ quan rỗng, được nối với nhau trong một ống dài từ miệng đến hậu môn, van hậu môn, hang hậu môn, đầu vú hậu môn. Trực tràng nối với hậu môn bằng ống hậu môn là con đường mà trực tràng chuyển phân qua ống hậu môn rồi ra khỏi cơ thể. Bên trong hậu môn có nhiều tuyến, mạch máu, mô, dây thần kinh dễ bị kích ứng.
Dấu hiệu nhận biết hậu môn bị sưng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng hậu môn bị sưng và dấu hiệu kèm theo cũng tùy thuộc vào các yếu tố. Thông thường, khi bị sưng hậu môn bạn còn có dấu hiệu như sau:
Cảm giác ấm, đau buốt mỗi khi đi đại tiện.
Có cảm giác bỏng rát khu vực hậu môn.
Ngứa quanh hậu môn.
Bị đau dữ dội ở vùng hậu môn.
Tiết dịch hậu môn, có mủ và máu.
Cơ thể sốt cao.
Hậu môn bị sưng cảnh báo những bệnh lý nào?
Nứt kẽ hậu môn:
Là hiện tượng phần rìa ống hậu môn bị xước, rách, lở loét khiến bạn cảm thấy đau rát, sưng ở hậu môn, kèm theo tình trạng chảy máu. Triệu chứng đặc trưng là sưng hậu môn, thường xuất hiện sau khi đi đại tiện.
Đối với người bị nứt kẽ hậu môn, vùng da này bị sưng lên do ma sát của phân khi đi đại tiện, táo bón khiến phân rắn, cứng cọ xát vào vết rách ở niêm mạc. Ngoài ra, người bị nứt kẽ hậu môn còn bị ngứa, có vết nứt, da thừa ở vùng hậu môn.
Rò hậu môn:
Là một dạng của nhiễm trùng vùng hậu môn, xuất hiện đường hầm thông nối tuyến nhiễm trùng với khu vực da khác quanh lỗ hậu môn. Thường khi bị rò hậu môn là biến chứng sau áp xe. Người bệnh thấy xuất hiện dấu hiệu như: hậu môn sưng, ngứa, đau, rò rỉ phân.
Áp xe hậu môn:
Đây là tình trạng nhiễm trùng hậu môn kèm mủ gọi là áp xe hậu môn. Phần dây thần kinh, mô hậu môn vốn đã rất nhạy cảm, dễ kích ứng nên khi các tuyến hậu môn bị tắc nghẽn khiến cơ quan này nhiễm trùng. Nếu trở nặng, có mủ xung quanh thì gọi là áp xe hậu môn.
Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau, hậu môn bị sưng. Xuất hiện một số dấu hiệu như: sốt, nổi u xung quanh hậu môn.
Hậu môn bị sưng cảnh báo những bệnh lý nào?
U nang bã nhờn:
U nang bã nhờn là nhiều tế bào bã nhờn kẹt ở sâu trong nang lông, hình thành khối u nang gây đau đớn. Bệnh cũng rất phổ biến ở khu vực hậu môn do vùng này luôn ẩm ướt, thường xuyên ma sát dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, sưng gây sưng viêm, đau nhức.
Bệnh trĩ:
Bệnh trĩ xuất hiện khi tĩnh mạch vùng hậu môn chịu áp lực lớn trong thời gian dài khiến vùng này căng giãn, phình to và tạo thành búi trĩ.
Tùy thuộc vào vị trí hình thành búi trĩ mà bệnh chưa thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh đều thấy có triệu chứng hậu môn bị sưng, biểu hiện chảy máu, chảy dịch, đau rát.
Bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm gây ra những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, sa nghẹt búi trĩ, ung thư hậu môn, ung thư trực tràng…
Viêm da quanh hậu môn:
Viêm ống hậu môn không phải là bệnh lý chỉ là một tổn thương xảy ra ở niêm mạc hậu môn. Tình trạng này thường do hệ quả của việc ăn nhiều món cay, nóng.
Các loại acid hay mảnh thức ăn sót lại trong phân được đào thải ra ngoài va chạm với niêm mạc hậu môn và lỗ hậu môn. Người mắc bệnh viêm ống hậu môn gặp các triệu chứng như sưng hậu môn, chảy máu hoặc chảy dịch mỗi khi đại tiện.
Mắc bệnh Crohn:
Crohn là bệnh viêm ruột xuyên thành mãn tính do áp xe hoặc viêm hốc hậu môn gây ra. Bệnh tác động đến phần ruột kết, hồi tràng rồi sinh ra triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, sưng hậu môn, có chấn thương hoặc khối u ở bên trong bụng…
Quan hệ tình dục đường hậu môn:
Hậu môn bị sưng còn do hoạt động quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Khiến vùng da ở lỗ, ống hậu môn bị trầy xước, tổn thương. Không những thế, sự va chạm còn gây tổn thương vùng da hậu môn từ đó hình thành các vết xước, chảy máu, viêm nhiễm sưng đau hậu môn…
Ung thư hậu môn:
Bệnh nhân ung thư hậu môn dễ bị sưng, nổi khối u ở vùng hậu môn. Người bệnh còn có triệu chứng ống hậu môn bị sưng đau, tiết dịch, chảy máu hậu môn…
Cách chữa trị hậu môn bị sưng hiệu quả
Tình trạng hậu môn bị sưng điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp. Tùy nguyên nhân gây sưng hậu môn cũng như mức độ bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.
✜ Viêm hậu môn: Sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh, thuốc làm mềm phân với chế độ ăn uống thanh đạm, hạn chế tối đa thực phẩm kích ứng tiêu hóa, tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Người bệnh cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da tác dụng giảm sưng đau như Hydrocortisone.
✜ Nứt kẽ hậu môn: Nếu người bệnh không có da thừa, khối u thì có thể chữa trị bằng cách tiêm Botulinum Toxin A vào vị trí xuất hiện vết nứt. Trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt cơ thắt hậu môn với tỷ lệ thành công cao.
Cách chữa trị hậu môn bị sưng hiệu quả
✜ Bệnh trĩ: Tùy vào tình trạng búi trĩ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp chữa gồm sử dụng thuốc bôi, tiêm xơ, đốt laser, thủ thuật thắt chun, hoặc doppler.
✜ Áp xe hậu môn: Hậu môn bị sưng do mắc bệnh áp xe hậu môn thì bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện dẫn lưu điều trị nhiễm trùng, mủ hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần uống thuốc kháng sinh giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch.
✜ Rò hậu môn: Chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật để có thể mở, thu hẹp đường hầm truyền nhiễm ở vùng hậu môn.
✜ Bệnh Crohn: Có rất nhiều cách chữa tùy vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng ở từng người. Có thể điều trị nội khoa bằng loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nếu bệnh không quá nặng. Nếu Crohn tiến triển phức tạp thì có thể cần phải thực hiện phẫu thuật.
Như vậy, tình trạng hậu môn bị sưng là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến hậu môn - trực tràng. Người bệnh chớ xem thường, tốt nhất hãy đi khám, tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu còn thắc mắc gì về Hậu môn bị sưng cảnh báo những bệnh lý nào? vui lòng gọi đến Hotline 0251 381 9288 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.
Báo chí nói về chúng tôi:
Kinhtedothi.vn - Phòng Khám Đa khoa Hồng Phúc – Địa chỉ khám điều trị uy tín chất lượng
Tienphong.vn - Phòng khám Nam Khoa Hồng Phúc Đồng Nai - Địa chỉ khám Nam Khoa uy tín
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp
Polyp hậu môn và các triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm cần biết?
Thốn đau ở hậu môn cảnh báo về bệnh nguy hiểm nào?
7 tác nhân gây rát hậu môn không nên bỏ qua khi mắc phải
Nhận thấy hậu môn bị nóng rát đau đớn là bệnh gì?
Bác sĩ giải đáp: Rò hậu môn có nguy hiểm không?