Cùng tìm hiểu bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống. Hơn thế nữa, bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Cùng tìm hiểu bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? một cách chi tiết nhất qua bài viết sau đây.
Cùng tìm hiểu bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Thận có chức năng lọc máu, chất độc hại giúp đẩy ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu đi qua đường ống lọc cô đọng lại rồi trữ tại bàng quang. Đến một lượng nhất định, thì nước tiểu sẽ được thoát ra bên ngoài.
Bình thường nước tiểu đã vô trùng, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn trong dòng nước tiểu thì chính là trình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu được chia thành các nhóm sau:
· Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (thận và niệu quản), nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo).
· Phân loại theo diễn biến: Bệnh không biến chứng và nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng. Trong đó, có biến chứng là tình trạng viêm tiết niệu tái phát nhiều lần do những nguyên nhân khác nhau hoặc biến chứng từ nhiều biện pháp.
· Phân loại theo độ tái phát: Gồm nhiễm trùng tiết niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn nhiều lần đồng thời có xu hướng gây biến chứng khác.
Cùng tìm hiểu bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu mà người bệnh gặp phải như:
➔ Do vệ sinh cá nhân: Việc giữ cơ quan sinh dục sạch sau khi vệ sinh, quan hệ tình dục tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh tấn công thông qua niệu đạo. Bên cạnh đó, nhiều người còn có thói quen lau chùi từ dưới lên trên khi đi vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn hậu môn xâm nhập vào vùng kín, gây bệnh.
➔ Quan hệ tình dục không an toàn: Thói quen tình dục không lành mạnh, lạm dụng thủ dâm, xài đồ chơi tình dục, quan hệ với nhiều bạn tình,...dẫn đến bệnh viêm nam khoa, phụ khoa mà còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu.
➔ Thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu lâu tạo điều kiện cho chất thải trong dòng nước lắng lại tạo thành sỏi tiết niệu. Đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển cùng sỏi tạo thành ổ viêm nhiễm ở hệ tiết niệu.
➔ Uống quá ít nước: Việc uống ít nước làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu hơn do thiếu nước, hệ bài tiết hoạt động khó khăn. Những chất độc lắng đọng và không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ tạo thành sỏi thận.
➔ Do cấu tạo niệu đạo: Niệu đạo nữ dài khoảng 3 - 4cm, ngắn hơn so với nam giới (18 - 20cm) nằm gần với âm đạo, hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu triệu chứng như thế nào?
Hệ tiết niệu gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan khi bị nhiễm trùng gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau. Nhìn chung khi mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu sẽ gặp các triệu chứng sau:
✜ Rối loạn tiểu tiện: Đi tiểu liên tục nhưng khi đi lại rất ít và có cơn đau buốt ở niệu đạo. Số lần vệ sinh trong ngày có thể lên đến 20 lần, buồn tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
✜ Màu nước tiểu khác lạ: Có màu đục, nước tiểu lẫn máu, mủ và kèm theo mùi hôi nồng, khó chịu.
✜ Đau rát: Dấu hiệu này xuất hiện rõ ràng khi quan hệ tình dục, lúc cương dương và xuất tinh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu triệu chứng như thế nào?
✜ Ngứa ngáy vùng niệu đạo: Tình trạng bệnh đã tiến triển nặng, vi khuẩn bắt đầu di chuyển đến nhiều vị trí khác.
✜ Lỗ sáo chảy mủ: Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ thấy chảy mủ ở miệng sáo. Tuy nhiên, triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu.
✜ Triệu chứng toàn thân: Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính, bạn có thể bị sốt, da xanh xao, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn,...
Cách khắc phục hiệu quả nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây khó khăn cho việc tiểu tiện, bất tiện trong sinh hoạt mà còn dẫn đến tổn thương thận, nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng. Dó đó, ngay khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời.
Trước khi chỉ định phương pháp điều trị bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu, xét nghiệm mẫu, soi bàng quang, chụp CT, chụp MRI,...Dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp cữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả cho từng bệnh nhân.
◆ Sử dụng thuốc
Dùng thuốc kháng sinh là điều trị ưu tiên đối với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng, thời gian dùng thuốc để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
Cách khắc phục hiệu quả nhiễm trùng đường tiết niệu
◆ Liệu pháp estrogen
Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát do suy giảm hormone estrogen, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp estrogen để ngăn ngừa tình trạng này.
◆ Phẫu thuật
Nếu nhiễm khuẩn xảy ra do sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc do cấu trúc hệ tiết niệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình hoặc mổ lấy sỏi để giảm nguy cơ viêm nhiễm tái phát thường xuyên.
Nếu còn thắc mắc nào về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn đọc có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa bằng cách nhắn tin vào khung chat hoặc gọi đến số: 0251 381 9288
Báo chí nói về chúng tôi:
Kinhtedothi.vn - Phòng Khám Đa khoa Hồng Phúc – Địa chỉ khám điều trị uy tín chất lượng
Tienphong.vn - Phòng khám Nam Khoa Hồng Phúc Đồng Nai - Địa chỉ khám Nam Khoa uy tín
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp
Đường tiết niệu bị viêm sau quan hệ chăn gối ở nam giới
Đau buốt lỗ sáo nam giới bởi nguyên nhân nào tác động đến?
Top 4 căn bệnh phổ biến gây ngứa lỗ sáo ở nam giới cần cảnh giác?
Ngứa đường tiểu từ những nguyên nhân nào gây ra?
Cùng tìm hiểu bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?