Có cách nào chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả không?
Có cách nào chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả không? Mang thai là khi cơ thể chị em dễ xuất hiện trĩ nhất, đặc biệt là những người đã từng bị trĩ trước đó. Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết sau đây để có lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.
Nguyên nhân mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn người bình thường?
Trĩ là do đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng phồng lên do áp lực mạnh nào đó tác động đến. Bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi và mẹ bầu là một trong những nhóm có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cáo.
Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 50% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị hay mắc bệnh trĩ. Trong đó, bệnh trĩ thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số mẹ bầu mắc bệnh trĩ lần đầu do mang thai. Nhưng cũng có trường hợp bệnh tái phát khi mang thai nếu đã bị trĩ trước đó.
Các các bác sĩ chuyê khoa cho biết, nguyên nhân khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ hơn so với nữ giới bình thường là do:
Do táo bón:
Táo bón là tình trạng thường gặp khi mang thai. Vì hệ thống tiêu hóa của thai phụ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, ở giai đoạn này các mẹ thường áp dụng chế độ ăn kiêng nhưng quên bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể.
Tình trạng táo bón gây căng thẳng khi đại tiện, cơn rặn tạo nên nhiều áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
Nguyên nhân mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn người bình thường?
Do áp lực từ tử cung:
Khi đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi trong tử cung càng ngày càng lớn, tạo áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng. Chính lý do này nữ giới mang thai thường dễ xuất hiện trĩ hơn người bình thường.
Do lượng hormone tăng:
Đi kèm với trọng lượng cũng như kích thước thai nhi, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ cũng tăng đáng kể, đặc biệt là hormone progesterone. Hormone càng tăng sẽ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, đám tĩnh mạch ở tử cung, hậu môn - trực tràng. Do nguyên nhân này việc chữa trị bệnh trĩ cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ càng khó khăn hơn.
Khi mang thai bị bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Hầu hết bị trĩ trong thời kỳ mang thai không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể khiến mẹ bầu khó chịu, tâm lý căng thẳng, lo âu và mệt mỏi.
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng khi đang mang thai có thể gặp một số vấn đề như sau:
Thiếu máu:
Ở những trường hợp có búi trĩ chảy máu, việc không kiểm soát khiến thai phụ bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát thai nhi.
Khi mang thai bị bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Sinh hoạt bị ảnh hưởng:
Những triệu chứng khó chịu bệnh trĩ như đau rát, ngứa, cháy mảu, vướng víuhậu môn,... khiến chất lượng cuộc sống của người mẹ và sự phát triển toàn diện của bé bị ảnh hưởng. Đặc biệt là mẹ bầu bị trĩ ngoại.
Gây tắc nghẽn, bội nhiễm:
Trong trường hợp không thăm khám và áp dụng chữa trị cho bà bầu phù hợp, búi trĩ nhanh chóng phát triển, tăng về kích thước, hình thành trĩ huyết khối. Ngoài ra, búi trĩ phát triển to có thể khiến ống hậu môn tăng tiết dịch, ẩm ướt, tắc nghẽn, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng. Trường hợp nặng gây viêm, bội nhiễm, áp xe hậu môn.
Có cách nào chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả không?
Hầu hết sản phụ khi điều trị dứt điểm cả trĩ nội và trĩ ngoại sau khi sinh xong là tốt nhất. Phụ thuộc vào vị trí búi trĩ, mức độ cũng như tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra cách chữa trĩ cho bà bầu.
Dưới đây là cách chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả tại nhà hiệu quả do chuyên gia khuyến cáo. Thai phụ có thể áp dụng nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế tối đa tác hại đến thai nhi:
Tăng cường bổ sung chất xơ:
Việc bạn ăn quá ít thực phẩm giàu chất xơ là nguyên nhân khiến bầu mắc bệnh trĩ. Do vậy, mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống phòng ngừa, chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.
Thực đơn hàng ngày nên ưu tiên rau củ dồi dào chất xơ. Việc bổ sung đủ chất xơ giúp tăng khả năng hoạt động của ruột già, dễ tiêu hóa, nhuận tràng tốt hơn bao gồm: rau họ cải, rau mồng tơi, khoai lang, đu đủ, thanh long,...
Ăn nhiều sữa chua:
Một cách chữa trĩ cho bà bầu đó là bổ sung thêm sữa chua hàng ngày. Trong sữa chua có axit lactic, vi khuẩn probiotic là chất kích thích tiêu hóa, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn, dễ tiêu hóa hơn. Thế nên mẹ bị trĩ đừng bỏ qua món sữa chua vừa ngon, bổ dưỡng hàng ngày.
Không nên ăn quá nhiều trong một bữa:
Các mẹ thường thèm ăn, hay bị đói nên ăn liên tục, trong bữa cơm cũng ăn nhiều cơm. Điều này không tốt cho đường tiêu hóa khiến bệnh trĩ tiến triển nặng. Cho nên, mẹ bầu cần thay đổi thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe này.
Có cách nào chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả không?
Cung cấp đủ nước:
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày là tiêu chuẩn cho người bình thường. Với mẹ bầu thì lượng nước cần sẽ tăng gấp rưỡi so với bình thường. Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày và uống ngay cả khi không thấy khát. Vừa bổ sung nước lọc, nước từ món canh rau, nước ép hoa quả tốt cho người mang thai.
Thay đổi cách ngồi khi đại tiện:
Cách chữa trĩ cho bà bầu được khuyến cáo là thay đổi tư thế ngồi khi đi đại tiện. Bình thường khi đi cầu ngồi vuông góc 90 độ. Tư thế này gây áp lực lên trực tràng, ống hậu môn khiến việc đại tiện khó khăn.
Với mẹ bầu bị trĩ nên thay đổi tư thế bằng cách kê chân lên chiếc ghế có chiều cao phù hợp. Tạo tư thế ngồi xổm sẽ thấy thoải mái, dễ dàng hơn. Lưu ý không nên ngồi quá lâu khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Thay đổi cách vệ sinh:
Với người mắc bệnh trĩ, việc vệ sinh vùng hậu môn cần đặc biệt chú ý. Thai phụ bỏ thói quen sử dụng giấy vệ sinh, thay vào đó dùng vòi xịt làm sạch sau mỗi lần đi ngoài. Nhờ đó giúp vùng bị trĩ luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm, đau, ngứa khó chịu.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Trong trường hợp trĩ sưng đau, ngứa, mẹ bầu có thể pha nước ấm để ngâm 15 - 20 phút. Nước ấm làm dịu đau rát, giảm sưng búi trĩ nhanh chóng. Khi áp dụng cách này, mẹ nên thực hiện trong lúc tắm, sau khi đi đại tiện chú ý lau khô hậu môn trước khi mặc quần áo.
Báo chí nói về chúng tôi:
Kinhtedothi.vn - Phòng Khám Đa khoa Hồng Phúc – Địa chỉ khám điều trị uy tín chất lượng
Tienphong.vn - Phòng khám Nam Khoa Hồng Phúc Đồng Nai - Địa chỉ khám Nam Khoa uy tín
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp
Có cách nào chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả không?
Những biến chứng đi ngoài nhiều lần sau khi cắt trĩ
Cách giúp khắc phục tình trạng bí tiểu sau mổ trĩ
Phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay?
Tìm hiểu về bệnh trĩ xung huyết với khái niệm và nguyên nhân