Cà phê có làm ảnh hưởng đến thai nhi?
Cà phê có làm ảnh hưởng đến thai nhi? Bởi cà phê được xem là một loại thức có có độ gây nghiện cao và cũng là sở thích của không ít cánh chị em. Trong quá trình mang thai, việc dừng lại thức uống yêu thích của bản thân cũng được xem là một dạng khó khăn với thói quen khó bỏ của mình. Tuy nhiên, để biết được cà phê và quá trình mang thai có những tương tác gì với nhau, xin mời quý độc giả hãy tham khảo bài viết sau.
Cà phê có làm ảnh hưởng đến thai nhi?
Cà phê có làm ảnh hưởng đến thai nhi? Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết: Caffeine là chất kích thích nên nếu tiêu thụ quá nhiều loại chất này có thể làm tăng huyết áp khi mang thai và tăng nhịp tim gây lo lắng, mất ngủ hoặc khó ngủ, trực tiếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi của mẹ bầu
Caffeine cũng có một số thành phần lợi tiểu khiến cơ thể thai phụ vô tình bị mất nước
Việc thường xuyên uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine có thể gây ra sự lệ thuộc cho tới khi kiêng đột ngột sẽ khiến thai phụ trở nên khó chịu, mệt mỏi hoặc đau đầu
Caffeine có thể cản trở hấp thu sắt là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
Có nghiên cứu cho rằng uống cà phê quá nhiều khiến thai nhi bị rối loạn nhịp tim, hô hấp. Bên cạnh đó còn gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở người mẹ
Cà phê còn có thể khiến mẹ bầu chán ăn. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa việc thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Caffeine có thể gây tác động chuyển hóa gioongs adrenaline, hormone xuất hiện khi cơ thể stress làm giảm lượng máu nuôi thai nhi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ uống cà phê hơn 200 mg mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine.
Lượng cà phê bao nhiêu là đủ với mẹ bầu?
Các nghiên cứu khoa học cho rằng đối với mẹ bầu mỗi ngày uống 1-2 cốc cà phê tương đương với 150-300 mg caffeine hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi vì cơ thể người mẹ sẽ phân hủy và đào thải hết ra ngoài. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyên rằng, hạn chế uống cà phê trong thai kỳ vẫn là điều cần thiết để đảm bảo phòng tránh các nguy cơ rủi ro.
Phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý rằng caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn ẩn chứa trong các loại thực phẩm khác như: Cacao, trà xanh, sô cô la,... Do đó nếu đã uống cà phê trong ngày thì mẹ cần chú ý kỹ đến nguồn thực phẩm khác cùng lúc sử dụng để tránh tiêu thụ caffeine quá đà.
Nếu bà bầu uống quá nhiều (từ 4-5 cốc) nhất là cà phê đặc có thể gây say, mất ngủ, kích thích hưng phấn quá mức, tim đập nhanh và ngăn cản sự hấp thu các chất như canxi, gây hại cho thai kỳ.
Phải làm sao khi mẹ bầu có nhu cầu sử dụng cà phê quá lớn?
Để thay đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng, do đó mẹ bầu cần nhận thức xem thói quen uống cà phê của mình xuất phát từ đâu để có thể thay đổi được nó bằng một thói quen lành mạnh hơn như:
- Đối với người thích uống đồ nóng sau khi thức dậy thì có thể thay cà phê bằng một cốc nước ấm và thích nghi với sự thay đổi này
- Người nghiện tác dụng kích thích hưng phấn của cà phê hãy thử tập thể dục để kích thích tuần hoàn máu và tốt cho thai nhi hơn
- Vị ngọt nhẹ trong cà phê có thể thay thế bằng các loại nước hoa quả hoặc sinh tố
- Trường hợp uống cà phê như một thói quen lúc rảnh rỗi có thể thay thế bằng các sở thích lành mạnh khác như đi dạo, xem phim, nghe nhạc,...
Với những thông tin như đã nêu trên về chủ đề Cà phê có làm ảnh hưởng đến thai nhi? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh uy tín. Gọi ngay đến HOTLINE: 0251 381 9288 hoặc NHẤP VÀO KHUNG TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Báo chí nói về chúng tôi:
Thanhnien.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc nơi bạn trao gửi sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Đồng Nai uy tín, chất lượng.
Fanpage: Liên hệ Phòng khám Hồng Phúc Đồng Nai để bác sĩ tư vấn bệnh trực tiếp.
Nổi mụn nhỏ li ti ở phần quy đầu dương vật cảnh báo bệnh gì?
Các dấu hiệu về tình trạng bệnh trĩ nhiễm trùng như thế nào?
4 yếu tố phổ biến tác động đến chi phí điều trị bệnh trĩ là gì?
Hỗ trợ phục hồi bệnh trĩ bằng các phương pháp nào hiện nay?
Dương vật bị nhiễm trùng của phái mạnh từ các tác nhân nào gây ra?